MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người khỏi Covid-19 ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm nào cho người khác

30-03-2020 - 14:36 PM | Sống

Ca bệnh nào có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng.

Ngày 29/3, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế giải đáp những thắc mắc của cộng đồng về việc có hay không khả năng bị tái nhiễm sau khi đã xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

Bài viết sau đó đã được chia sẻ trên Group Dịch Corona: Bình Tĩnh Sống và nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng này. Chúng tôi xin đăng tải lại một phần của bài viết này.

Mời quý độc giả đặt câu hỏi cho PGS.TS Nguyễn Huy Nga tại đây.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người khỏi Covid-19 ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm nào cho người khác - Ảnh 2.

Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng.

Thông thường một cơ thể sau khi đã có kháng thể chống lại virus sẽ không bị tái nhiễm nữa. Tuy nhiên, với virus corona chủng mới lại có những trường hợp không như vậy. Theo báo cáo tại Nhật, một người đàn ông trên 70 tuổi, nhiễm virus Sars-CoV-2 vào tháng 2.2020. Ông được chữa khỏi và ra viện. Nhưng 2 tuần sau, ông bị sốt cao và đi xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.

Một trường hợp khác, một hướng dẫn viên du lịch cũng ở Nhật, bình phục sau khi mắc Covid-19, nhưng sau 3 tuần, bệnh nhân này lại xét nghiệm dương tính với nó một lần nữa.

Về trường hợp nêu trên, tôi xin có ý kiến thế này:

Về nguyên tắc nếu vừa bị nhiễm virus và phát bệnh thì sau khi khỏi, cơ thể sẽ chưa thể bị nhiễm bệnh lại ngay. Trong cơ thể người bình thường sẽ có miễn dịch kéo dài một thời gian sau đó, hoặc suốt đời và trên cơ sở đó người ta chế ra vaccine. Nếu không có miễn dịch thì không thể chế ra vaccine ngay, hoặc không khỏi bệnh như trường hợp virus HIV.

Các nghiên cứu cho thấy sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì cơ thể có kháng thể, nên ở Mỹ người ta đã thử nghiệm chế tạo vaccine. Khoa học phải dựa vào tổng thể chung, chứ không dựa vào một vài trường hợp cá biệt. Nên trong mọi nghiên cứu khoa học đều phải căn cứ vào xác suất thống kê. Không bao giờ có sự chính xác đến tuyệt đối 100%.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người khỏi Covid-19 ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm nào cho người khác - Ảnh 3.

Hai bệnh nhân Vĩnh Phúc được chữa khỏi bệnh viêm phổi cấp Covid-19

Trường hợp nêu trên chưa thấy nói nói đến sai số khi lấy mẫu, khi vận chuyển mẫu, cá nhân người xét nghiệm và độ chuẩn của máy xét nghiệm nên không thể có kết luận đúng. Bản thân người bệnh có bị mất khả năng miễn dịch với nhiễm khuẩn hay không cũng là một câu hỏi nữa.

Theo tôi tuyệt đại đa số là không tái nhiễm ngay. Nên thấy xét nghiệm dương tính nghĩa là chưa khỏi bệnh. Tôi cho rằng khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh.

Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người khỏi Covid-19 ở Việt Nam chưa hề có sự lây nhiễm nào cho người khác - Ảnh 4.

Theo PSG.TS Nguyễn Huy Nga

ICT Việt Nam

Trở lên trên