Phát hiện dòng điện bất thường trong 1 trang trại nuôi cá, cảnh sát vào cuộc điều tra, “tóm gọn” đối tượng "trộm" hơn 1.100 kWh điện
Với hành vi ăn trộm điện trong suốt 2 năm, người đàn ông Trung Quốc sẽ phải đối mặt với bản án thích đáng.
- 29-11-2023Đưa con hơn 1 tỷ đồng nhờ mua nhà, cha già tá hỏa khi người đứng tên trên sổ đỏ không phải mình: Tòa án đưa ra phán quyết chia tài sản
- 27-11-2023Lò vi sóng xịn mấy cũng hóa "bom hẹn giờ" nếu cho 6 thứ vào: Cái cuối rất nguy hiểm nhưng nhiều người mắc phải
- 26-11-2023Cảnh sát khám xét nhà của bà cụ nghèo 60 tuổi, phát hiện gác xép vương vãi tiền: Thành công triệt phá đường dây tội phạm xuyên biên giới
La Khôn là một nông dân ở quận Phúc Lăng, thành phố Trùng Khánh, Vân Nam, Trung Quốc. Sau nhiều năm bươn chải với những công việc khác nhau, tháng 6/2019, anh quyết định nhận khoán ao nuôi cá. Đây cũng chính là nguồn thu duy nhất giúp người đàn ông này nuôi sống gia đình.
Vì số vốn bỏ ra ban đầu quá lớn, anh La gặp vấn đề trong việc xoay dòng tiền để duy trì ao cá giống. Theo đó, việc phải bơm nước, cung cấp oxy cho cá đều tiêu thụ một lượng lớn điện mỗi ngày. Để tiết kiệm chi phí, anh La đã nảy ra ý định gian lận số điện bằng cách bí mật làm giả dữ liệu đồng hồ điện. Thực hiện nhiều lần nhưng vẫn trót lọt, người đàn ông này cứ thế ung dung “ăn trộm điện” suốt 2 năm liền mới bị phát hiện.
Theo 163.com, vào ngày 5/7/2021, một nhân viên trạm điện địa phương phát hiện dữ liệu giám sát ampe kế của hộ chủ hộ họ La bằng 0 nên nghi ngờ gia đình này đã thực hiện hành vi trộm cắp điện. Người này lập tức báo cáo vụ việc lên lãnh đạo.
Ngay sau đó, Lưu Quân, giám đốc trạm cung cấp điện địa phương đã dẫn một số nhân viên đến nhà anh La để kiểm tra. Phát hiện hành vi trộm điện của chủ hộ, giám đốc Lưu đã gọi cán bộ thôn đến chứng kiến sau đó chụp ảnh và thu thập bằng chứng về hành vi trộm điện của gia đình này.
Theo tính toán, số điện mà anh La trộm được, giám đốc Lưu đã yêu cầu anh nộp phạt 320.000 NDT ( khoảng 1 tỷ đồng) nếu không sẽ báo cảnh sát. Vì không đủ tiền để nộp phạt và sợ làm to chuyện, anh La nhiều xin giám đốc Lưu giảm tiền phạt cho mình. Trước sự chứng kiến của các nhân viên khác, cuối cùng hai bên đã đạt được thỏa thuận với mức phạt dành cho La Khôn là 120.000 NDT (hơn 412 triệu đồng).
Tuy nhiên sau đó, anh La càng nghĩ càng thấy tủi thân, cảm thấy cơ quan cung cấp điện đang ăn hiếp người quá đáng nên đã xảy ra xô xát với những nhân viên ở đây trong ngày nộp phạt, gây thương tích nghiêm trọng về người. Khi gây sự xong, anh La lập tức bỏ đi và gọi điện tự thú với cảnh sát về hành vi của mình.
Sau khi cảnh sát vào cuộc điều tra, mọi việc nhanh chóng được sáng tỏ, La Khôn bị khởi tố. Tòa sơ thẩm xác định anh La phạm cùng một lúc hai tội là tội trộm cắp điện và tội cố gây thương tích. Trong đó, chỉ riêng tội trộm cắp lượng điện lên tới 20.000 kWh trong thời gian dài đã khiến người đàn ông này bị kết án 10 năm tù. Sau khi tòa tuyên án, La Khôn đã kháng cáo vì lượng điện anh “ăn cắp” thực tế ít hơn nhiều so với con số tòa đưa ra.
Luật sư của anh La cho biết, theo tính toán chuyên môn, anh La chỉ lấy trộm 1.100 kWh điện, tương đương 723 NDT(hơn 2,4 triệu đồng) chứ không phải 20.000 kWh như xác định ban đầu. Theo luật liên quan, ở Trùng Khánh trộm cắp hơn 2.000 NDT (khoảng 6,8 triệu đồng) được coi là số tiền tương đối lớn và có thể bị phạt tù có thời hạn không quá 3 năm, quản lý hoặc giam giữ hình sự; trộm cắp hơn 60.000 NDT (hơn 206 triệu đồng) là số tiền rất lớn và có thể bị phạt với mức phạt tù có thời hạn từ 3 đến 10 năm.
Nói cách khác, nếu lượng điện mà La Khôn lấy trộm chỉ là 1.100 kWh thì không cấu thành tội trộm cắp. Cho dù là 20.000 kWh cũng không được tính là số tiền lớn, vì vậy mức án 10 năm cho tội trộm cắp là quá nặng.
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2023, phiên tòa thứ hai của vụ án được tổ chức tại Tòa án tối cao Trùng Khánh, tỉnh Vân Nam. Tuy nhiên, vụ án này vẫn chưa có phán quyết cuối cùng và Hội đồng xét xử vẫn đang nghị án. Dù chưa có kết quả chính thức nhưng khi đứng trước cán cân công lý, anh La chắc chắn sẽ phải nhận bản án xứng đáng cho 2 tội danh mà bản thân đã gây ra. Kẻ làm sai, vi phạm pháp luật cuối cùng rồi cũng sẽ phải trả giá cho hành vi của mình.
(Theo 163.com)
Nhịp sống thị trường