Phi công người Anh bị đông đặc một bên phổi: Hội chứng "sát thủ" do Covid-19 đáng sợ như thế nào?
Đông đặc phổi được xem là sát thủ của các bệnh lý liên quan đến phổi đặc biệt là bệnh nhân Covid-19, đông đặc phổi hay còn gọi gan hóa ở phổi.
- 20-04-2020Đừng ăn 9 loại thực phẩm này vào bữa tối vì chúng có thể “phá” giấc ngủ và ảnh hưởng đến sức đề kháng của bạn, đặc biệt cần phải tránh trong mùa dịch Covid-19
- 20-04-2020Nhật ký 6 tuần của bác sĩ Mỹ trong cuộc chiến chống chọi với Covid-19: Thế giới giữa đại dịch đã thay đổi chỉ trong vài ngày
- 19-04-2020Quá trình chẩn đoán Covid-19 phức tạp ở Mỹ qua câu chuyện của nữ bác sĩ: Cả nhà 3 người đều có triệu chứng, ai mới thực sự nhiễm bệnh?
Về tình hình bệnh nhân 91 là phi công người Anh điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện tại trong tình trạng không sốt, mạch huyết áp bình thường, rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn, chức năng phổi có cải thiện, bệnh nhân tiếp tục thở máy và hỗ trợ ECMO.
Mới đây, Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho biết siêu âm phổi của nam bệnh nhân 43 tuổi thấy đông đặc toàn bộ bên phổi trái, đông đặc 1/3 dưới phổi phải.
PGS TS Nguyễn Hoài Nam – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, giảng viên của trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết hầu hết bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện nay bệnh đều bắt đầu và kết thúc ở phổi, lý do là virus Sars-CoV-2 chủ yếu gây ra bệnh đường hô hấp .
Sự lây lan bắt đầu khi một người nhiễm ho hoặc hắt hơi, làm văng những hạt dịch lỏng chứa virus sang người bên cạnh. Bệnh nhân có thể phát sốt, ho, rồi tiếp tục tiến triển thành viêm phổi hoặc nặng hơn.
Hình ảnh phổi tổn thương của bệnh nhân nhiễm Covid-19
Không phải bất cứ ai nhiễm virus cũng đều có triệu chứng và tổn thương phổi . Tuy nhiên, nghiên cứu có khoảng 25% bệnh nhân khi nhiễm virus, đầu tiên là virus Sars-CoV-2 xâm nhập tế bào, hình thành nên ổ virus; tiếp theo là gây rối loạn hệ miễn dịch (ví dụ hội chứng bão cytokine); và cuối cùng là gây tổn thương phổi trong đó có đông đặc phổi hay còn gọi là gan hóa phổi.
Đối với đại dịch Covid-19 qua các báo cáo, nghiên cứu, khám nghiệm tử thi của bệnh nhân Covid-19 đều thấy bệnh nhân có biểu hiện của đông đặc phổi cấp và tử vong vì suy hô hấp cấp. Đây được xem là "sát thủ" của bệnh nhân Covid-19.
Bác sĩ Nam cho biết bình thường nhu mô phổi xốp nhưng khi nhu mô phổi bị viêm, các phế nang xung huyết chứa đầy dịch tiết, tỷ trọng nhu mô phổi tăng được biểu hiện lâm sàng bằng hội chứng đông đặc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng đông đặc phổi, có thể do virus, vi khuẩn, lao, nấm phổi hoặc ký sinh trùng,...
Bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng
Với những bệnh nhân bị áp xe phổi là tình trạng mưng mủ của nhu mô phổi bị viêm. Nguyên nhân do vi khuẩn gây mủ ưa khí hoặc kỵ khí, X-quang sẽ thấy mờ ở phổi hoặc nhiều ổ áp xe. Tới giai đoạn thoát mủ có thể thấy hình hang với mực nước ngang các ổ áp xe.
Ở bệnh nhân lao phổi, vi khuẩn lao cũng gây đông đặc ở một hoặc nhiều nơi trên phổi và tiến triển mãn tính. Người bệnh sẽ sốt dai dẳng, suy kiệt.
Đông đặc phổi còn xuất hiện ở bệnh nhân bị nhồi máu động mạch phổi. Tắc một nhánh động mạch phổi thường gặp ở bệnh nhân có tình trạng máu dễ đông như hẹp van hai lá sau khi mổ, mổ ở vùng tiểu khung, một số người sau đẻ.
Bệnh nhân thường có triệu chứng điển hình như khó thở, đau ngực đột ngột, khạc ra máu tím đen, có thể sốc và siêu âm thấy vùng phổi đông đặc.
Một số khác phổi đông đặc do xẹp phổi, chèn ép phế quản. Trường hợp tiến triển mãn tính nhưng hạc to gây chèn áp hoặc một phân thùy phổi. Nếu xẹp phổi do tắc đột ngột phế quản lớn như hít phải dị vật, cục máu chít phế quản sau khi ho ra máu người bệnh có triệu chứng khó thở dữ dội.
Đối với hội chứng đông đặc phổi cấp tính đa phần người bệnh đều khó phục hồi và chỉ 10 % có khả năng phục hồi lại sau quá trình chạy tim phổi ngoài nhân tạo do hội chứng đông đặc phổi cấp. Nếu bệnh nhân may mắn không chết, phổi của họ cũng bị tổn thương vĩnh viễn - bác sĩ Nam cho biết.
Tổ quốc
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai