Phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực... của công chức, viên chức sẽ thay đổi thế nào từ năm 2023?
Từ 1/7/2023, mức lương cơ sở của cán bộ công chức, viên chức sẽ được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Ngoài tiền lương, hàng loạt phụ cấp của công chức, viên chức cũng tăng khi lương cơ sở tăng.
- 23-11-2022Ngành nghề nào có lao động mất việc nhiều nhất tại Hà Nội?
- 23-11-2022Giá cước vận tải biển giảm mạnh
- 23-11-2022Bộ trưởng GTVT kiểm tra dự án: 'Báo cáo với thực tế khác nhau, tôi rất sốt ruột'
Ngày 11/11/2022, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước. Trong đó, có đề cập đến chính sách về tiền lương áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, từ 1/7/2023, mức lương cơ sở của cán bộ công chức, viên chức sẽ được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh việc tăng lương cơ sở thì các đại biểu Quốc hội cũng thống nhất thông qua việc chưa thực hiện cải cách tiền lương tại thời điểm này. Do đó, lương công chức, viên chức vẫn áp dụng theo công thức:
Lương = Mức lương cơ sở x hệ số
Trong đó, hệ số đã được ấn định cố định tuỳ vào từng hạng viên chức và ngạch công chức ban hành tại các Phụ lục của Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Đồng nghĩa, khi lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng thì lương công chức cũng tăng tương ứng với mức tăng lương cơ sở này.
Ngoài tiền lương, hàng loạt phụ cấp của công chức, viên chức cũng tăng khi lương cơ sở tăng. Căn cứ theo Thông tư 79/2019/TT-BQP, hiện nay, phụ cấp của công chức, viên chức được tính theo hai cách:
- Tính theo mức lương cơ sở
Phụ cấp = Hệ số phụ cấp x lương cơ sở
Trong đó, có thể đề cập đến các loại phụ cấp của công chức, viên chức tính theo cách này gồm: Phụ cấp độc hại, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động.
- Tính phụ cấp theo tỷ lệ %:
Phụ cấp = (Mức lương + phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung) x tỷ lệ % phụ cấp được hưởng
Trong đó, lương công chức, viên chức lại tính theo mức lương cơ sở. Do đó, nếu lương cơ sở tăng thì các khoản phụ cấp này cũng sẽ tăng theo tương ứng với mức tăng của lương cơ sở.
Cách tính một số loại phụ cấp của công chức theo mức lương cơ sở
Phụ cấp thâm niên vượt khung
Theo Thông tư 04/2005/TT-BNV, phụ cấp thâm niên vượt khung được tính theo công thức:
Phụ cấp thâm niên vượt khung = 5% mức lương của bậc lương cuối cùng
Đây là mức lương khi công chức, viên chức đã có 3 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch/chức danh từ loại A0 đến A3. Từ năm thứ tư trở đi, mỗi năm đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì được tính thêm 1% nữa.
Riêng công chức, viên chức có 2 năm xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch/chức danh loại B và loại C, nhân viên thừa hành, phục vụ thì từ năm thứ ba trở đi mỗi năm đủ tiêu chuẩn hưởng sẽ được tính thêm 1% phụ cấp thâm niên vượt khung.
Phụ cấp khu vực
Căn cứ: Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
Phụ cấp lưu động
Căn cứ: Thông tư 06/2005/TT-BNV
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Căn cứ: Thông tư số 07/2005/TT-BNV
Phụ cấp trách nhiệm công việc
Phụ cấp công tác lâu năm
Căn cứ: Nghị định số 76/2019/NĐ-CP
Tổ Quốc