MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Qua tuổi 40, có 4 mất mát dễ đẩy con người xuống đáy vực, học cách thản nhiên đối diện mới là khôn ngoan

31-10-2020 - 23:18 PM | Sống

Ai trong đời cũng sẽ có lúc mất cái này, cái kia. Nhưng sau tuổi 40, khi đã bước sang tuổi trung niên, có những mất mát thực sự khiến con người ta suy sụp.

Từ nhỏ đến lớn, chúng ta sẽ luôn phải đối diện với những mất mát khác nhau. Lúc nhỏ thì đánh rơi đồ vật mà bản thân yêu thích, lúc lớn lên có thể là đánh mất một người bạn thân thiết. Tất cả đều khiến cho con người ta cảm thấy buồn bã và hối tiếc, thậm chí rơi vào cảnh xuống dốc, và khó thoát ra khỏi đáy vực.

Chỉ đến khi bước sang tuổi trung niên, con người ta mới dần dần hiểu được rằng "sự mất mát" phải đối mặt ở nửa sau cuộc đời sẽ còn nặng nề và sâu sắc hơn nửa đầu.

4 mất mát sau đây, nếu chúng ta không học được cách thản nhiên đối diện, nửa cuộc đời về sau sẽ trở nên u ám hơn rất nhiều.

1. Cơ hội thăng tiến tuột khỏi tầm tay

Khi con người đến tuổi trung niên, có nhiều công việc sớm đã được định hình, khó có thêm bất kì cơ hội thăng tiến nào nữa.

Vì so với những người trẻ tuổi, cho dù là tuổi tác, sức lực, nghiệp vụ hay ưu thế thì đều đã dần dần mất đi.

Vì vậy, khi đã làm việc chăm chỉ nhiều năm, chúng ta không muốn đánh mất cơ hội thăng tiến hiếm có, nếu không mọi chuyện có thể dừng lại ở đây.

Nhưng trên thế giới này mọi việc sẽ không suôn sẻ như bạn mong muốn, mất đi cơ hội thăng tiến sẽ luôn khiến cho con người cảm thấy đau khổ, thất vọng và không cam lòng.

Nhưng suy cho cùng, chúng ta chỉ có thể lựa chọn chấp nhận và đối mặt. Nếu bạn có thể học cách chấp nhận những sự thật không thể thay đổi trong quá trình này và tìm ra lối thoát, đó chính là sự khôn ngoan trong cuộc sống.

Có rất nhiều lúc, sự tủi thân mà bạn nuốt vào trong nó sẽ dần dần lan rộng ra và tích tụ càng ngày càng nhiều trong lòng bạn.

 Qua tuổi 40, có 4 mất mát dễ đẩy con người xuống đáy vực, học cách thản nhiên đối diện mới là khôn ngoan - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Suy cho cùng, sự nghiệp chỉ là một phần của cuộc sống, không nên quá nặng nề về việc không thể đưa sự nghiệp lên đến đỉnh cao.

Điều quan trọng là sau sự cố gắng, bạn có thể thuận theo tự nhiên, không suy sụp, không để ý ánh mắt của người khác, tìm thấy trọng tâm và mục tiêu sống thực sự cho bản thân, sống tốt cho hiện tại, có như vậy bạn mới có một cuộc sống ý nghĩa.

2. Những đứa con dần rời xa khỏi vòng tay của bố mẹ

Trong lòng của nhiều bậc phụ huynh, luôn luôn cảm thấy con của mình vẫn còn nhỏ, nhưng chỉ trong nháy mắt, con cái đã thành gia lập nghiệp, phải chèo chống tìm kế sinh nhai nuôi sống một gia đình.

Dường như sự trưởng thành của con cái chỉ diễn ra trong cái chớp mắt, còn chuyện cũ vẫn còn rõ mồn một như hiện ra trước mắt.

Khi con cái dần dần trưởng thành bước về phía tương lai, bố mẹ chỉ có thể dõi mắt tiễn con, cho dù trong lòng rất không nỡ nhưng vẫn kìm nén nước mắt và nở nụ cười để buông tay, trong tim thầm cầu nguyện và chúc phúc cho con.

Nhưng rõ ràng, bằng cách này, chúng ta mới có hy vọng vào các thế hệ tương lai, chấp nhận mất mát để đổi lấy sự phát triển của con cháu, việc này cũng đang lắm thay.

3. Sức khỏe lặng lẽ trôi đi

Con người khi đến tuổi trung niên, cảm giác về sức khỏe của bản thân có thể nói là khá rõ ràng.

Trước đây thức trắng thâu đêm, sáng sớm mai thức dậy rửa mặt là đã có thể tiếp tục hoàn thành công việc của ngày hôm sau.

Nhưng ở vào tuổi trung niên, thỉnh thoảng đi ngủ muộn một hôm, mấy ngày sau tinh thần sẽ vẫn còn uể oải.

Trước đây cơ thể khỏe mạnh, một năm chỉ uống vài viên thuốc, nhưng sau khi bước vào tuổi trung niên, các vấn đề về sức khỏe bắt đầu liên tục xuất hiện và rất ít người may mắn thoát khỏi ốm đau bệnh tật.

Vì thế hãy đối xử tốt với sức khỏe của bản thân, duy trì sức khỏe, cần phải bắt đầu từ khi còn trẻ tuổi.

Dù sao thì đối với chúng ta, sức khỏe cũng giống như con đê của dòng sông ngàn dặm, một khi không cẩn thận, chỉ một đàn kiến cũng có thể làm đê sụp đổ.

Để tránh khỏi những bi kịch như thế, từ bây giờ hãy bắt đầu yêu thương trân trọng sức khỏe của chính bản thân mình. Ăn uống hợp lý, rèn luyện theo chế độ thích hợp, không thức khuya, duy trì một trạng thái tâm lý ổn định, đừng đợi đến lúc lớn tuổi mới khổ sở vật lộn giữa lằn ranh sinh tử.

4. Cuối cùng cha mẹ cũng sẽ đi xa mãi mãi

Con người khi đến tuổi trung niên, cho dù có không nỡ đến thế nào, cũng sẽ có ngày phải nói lời vĩnh biệt với cha mẹ.

Lúc còn nhỏ, trong mắt chúng ta cha mẹ là anh hùng, không gì là không làm được.

Khi chúng ta dần lớn lên, cha mẹ cũng dần già đi, họ không còn đi mưa về nắng và cơ thể cũng không còn được khỏe mannhj cường tráng như trước nữa.

Có thể chỉ cần một trận ốm nhẹ, một lần bị ngã ngoài ý muốn, thậm chí là một lần đi ngủ rất đỗi bình thường, cũng có thể khiến họ vĩnh viễn cách xa thế gian này.

Con cái muốn phụng dưỡng cha mẹ nhưng cha mẹ lại không đợi được đến ngày đó, đây chính là một sự tiếc nuối lớn trong lòng mỗi người. Vì thế khi cha mẹ còn khỏe mạnh, phận làm con cái chúng ta càng phải trân trọng cha mẹ hơn.

Cha mẹ đang không ngừng già đi mỗi ngày. So với việc tổ chức một lễ tang long trọng khi cha mẹ mất đi, tại sao chúng ta lại không tận tâm tận hiếu khi họ còn sống? Có như thế thì sau này chúng ta mới có thể thản nhiên đối mặt với sự li biệt mà không phải hối tiếc.

Khi đã bước vào tuổi trung niên, chúng ta nên học cách đối mặt với những mất mát trong cuộc đời. Khi chúng ta có thể đối mặt với những mất mát này mà không hối tiếc, tâm tính của chúng ta đã được cải thiện, từ đó, chúng ta sẽ đối mặt với thế giới với tâm thế nhẹ nhàng thoải mái hơn.

Theo Khánh An

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên