Quay trở lại thị trường bánh trung thu sau 5 năm, Kido có tham vọng gì?
Tương lai xa hơn, mảng bánh kẹo thời gian đến KIDO cũng định hướng phát triển dòng bánh tươi. Khi mà, thời gian sử dụng ngắn ngày của dòng bánh tươi là rào cản với thương hiệu ngoại, song song đối thủ trong nước cũng rất ít đơn vị có thể phát triển được công nghệ làm sản phẩm này. Hoặc nếu có làm, thì chi phí đầu tư máy móc, công thức… cũng rất đắt đỏ và cần nhiều thời gian để nói đến câu chuyện hiệu quả kinh doanh.
Dù mức độ cạnh tranh ngày càng lớn nhưng với biên lợi nhuận hấp dẫn, mùa vụ kinh doanh bánh trung thu luôn là cơ hội kinh doanh mà hàng loạt doanh nghiệp bánh kẹo cũng như các chuỗi khách sạn lớn không muốn bỏ qua. Theo thống kê của chúng tôi, thậm chí có nhiều đơn vị chỉ cần một mùa Trung thu đã thực hiện đến 70-80% kế hoạch doanh thu lợi nhuận cả năm.
Mùa kinh doanh bánh trung thu 2020, thị trường có thêm một thương hiệu mới là Kingdom nhưng lại đến từ một doanh nghiệp "khá cũ" là Kido Group (KDC). Thừa nhận sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thử thách nhưng – ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Kido vẫn đầy tự tin khi tái xuất sau 5 năm đứng ngoài ngành theo cam kết khi thoái vốn khỏi mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyên nhớ lại, bánh trung thu đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 90. Lúc bấy giờ, bánh chủ yếu được làm thủ công và bày bán ở khu vực quận 5.
Bởi vì làm thủ công, bao bì gói gắm cũng bằng tay nên rất mau hỏng, có khi chưa đến mùa là bánh đã bị mốc rồi. Điều này cũng manh nha cho ngành nghề làm bánh trung thu của KDC lúc bấy giờ, với những kinh nghiệm, máy móc và lợi thế có được, Công ty nhanh chóng thống lĩnh thị trường bánh sơ khai với 70% thị phần.
Hiện thị trường bánh trung thu theo ông Nguyên đã không còn sự đột phá. Trong đó, việc không tạo được không khí của lễ hội Trung thu Việt kìm nén sự phát triển của ngành. Đây chính là lý do KDC muốn quay lại mảng bánh kẹo, và bắt đầu với mùa Trung thu. "Mang trong mình am hiểu của một doanh nghiệp từng khai phá và dẫn đầu thị trường trước đây, chúng tôi tự tin có thể làm tốt hơn", ông Nguyên nói.
Ông Trần Lệ Nguyên
Trên khía cạnh kinh doanh, cho biết về quyết định trở lại mảng kinh doanh đã bán cho đối tác ngoại 5 năm trước đây, vị này nhấn mạnh việc mua bán và sáp nhập là theo cơ chế của thị trường.
Thực tế, động thái mua đi bán lại giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hiện nay diễn ra khá phổ biến, đây hoàn toàn là hoạt động bình thường. Tùy từng thời điểm, giai đoạn khác nhau thì doanh nghiệp sẽ có những chiến lược và mục tiêu phù hợp, điển hình như KDC từng mua nhà máy kem Wall’s (một thương hiệu nước ngoài).
Chưa kể, bản thân Tập đoàn cũng đã trao đổi với đối tác việc quay trở lại, theo cách đầy thiện chí. Trước đây dù đã bán mảng bánh kẹo, Tập đoàn vẫn là đại lý phân phối cho đối tác này thông qua các kênh phân phối thân thiết, doanh số trung bình theo ghi nhận lên đến hàng trăm tỷ đồng. Và hôm nay, KDC vẫn còn đó mối quan hệ hàng chục năm với các kênh bán hàng.
"Tôi cũng khá bất ngờ khi nhiều đơn vị rất chào đón sự quay lại của chúng tôi, đây là một tín hiệu vui và tăng thêm tự tin cho chặng đường sắp đến", ông Nguyên nói. Bởi, với một thương hiệu mới như Kingdom thì rất khó để được kê lên kệ bán, nhưng là khách lâu năm nên việc phân phối không còn là vấn đề lớn.
Định hướng gia công sản xuất tạo thế cạnh tranh về giá
Bài toán trọng tâm lúc này là hương vị phải đúng "gu" khách với mức giá phải chăng. KDC tiếp tục chọn phân khúc trung cấp là đầu tàu, mức giá dao động từ 55.000 – 150.000 đồng/bánh. Ngoài ra, Công ty cũng phát triển các sản phẩm biếu tặng cho phân khúc cao cấp, với mức giá từ 700.000 – 1.000.000 đồng/hộp.
Trong đó, KDC với thế mạnh về kinh nghiệm làm bánh tươi (bánh trung thu), đồng thời tiến hành gia công sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí, đây là lợi thế giúp Công ty có thể cạnh tranh về giá. Công ty sẽ R&D sản phẩm còn việc sản xuất được tiến hành đặt hàng bên ngoài. Điều này sẽ giúp công ty tránh được gánh nặng chi phí (phần lớn là chi phí khấu hao), đặc biệt giữa đại dịch Covid-19 còn nhiều khó lường.
Tương lai xa hơn, mảng bánh kẹo thời gian tới KDC cũng định hướng phát triển dòng bánh tươi. Khi mà, thời gian sử dụng ngắn ngày của dòng bánh tươi là rào cản với thương hiệu ngoại, song song đối thủ trong nước cũng rất ít đơn vị có thể phát triển được công nghệ làm sản phẩm này. Hoặc nếu có làm, thì chi phí đầu tư máy móc, công thức… cũng rất đắt đỏ và cần nhiều thời gian để nói đến câu chuyện hiệu quả kinh doanh.
Tự tin với những lợi thế của mình, KDC đặt ra mục tiêu khá tham vọng là tiêu thụ 4 triệu đơn vị sản phẩm bánh trung thu trong lần trở lại này cùng với biên lợi nhuận ròng lên đến 30%.
Nói thêm về Covid-19, đại diện KDC ví von "như con thuyền vẫn lênh đênh giữa đại dương". Nhưng, tín hiệu mới đây về Vắc xin đang mang hy vọng trở lại với thế giới giữa những tù mù thời gian qua. Riêng KDC, năm 2020 cũng sẽ là dấu mốc Công ty quay lại mảng bánh kẹo, đồng thời mở rộng sang ngành hàng Snacking, song hành với hai mảng đang khá ổn định hiện hữu là kem và dầu.
Thời điểm bắt đầu từ tháng 7/2020 khi cam kết với đối tác ngoại chính thức đáo hạn, với hàng loạt chuyển biến ký kết chiến lược với Vinamilk để khép kín ngành hàng từ sữa, đường, bánh kẹo, dầu, nước giải khát… Tập đoàn tiết lộ sắp tới sẽ tiếp tục một liên doanh mới trong mảng dầu.
Nhịp sống kinh tế