MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quốc Cường Gia Lai và nhiều doanh nghiệp bán tài sản

26-06-2024 - 15:06 PM | Doanh nghiệp

Vì nhiều lý do khác nhau, DIC Corp, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, Vinaconex, Bất động sản Phát Đạt, Quốc Cường Gia Lai… liên tục thoái vốn tại các công ty liên kết và công ty con, bán tài sản để cân đối dòng tiền.

Bán vì âm vốn

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) vừa thông qua việc chuyển nhượng 100% vốn góp tại hai công ty liên kết và cử người đại diện phần vốn góp tại công ty con Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Hòa Bình.

Theo đó, hai công ty liên kết mà Hòa Bình muốn thoái vốn là Công ty CP Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt (sở hữu 32,31% vốn điều lệ) và Công ty CP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình (sở hữu 47,82% vốn điều lệ).

Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) vừa thông qua việc chuyển nhượng 100% vốn góp tại hai công ty liên kết và cử người đại diện phần vốn góp tại công ty con Công ty TNHH Tư vấn thiết kế Hòa Bình.

Theo đó, hai công ty liên kết mà Hòa Bình muốn thoái vốn là Công ty CP Cơ khí và Nhôm kính Anh Việt (sở hữu 32,31% vốn điều lệ) và Công ty CP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình (sở hữu 47,82% vốn điều lệ).

Quốc Cường Gia Lai và nhiều doanh nghiệp bán tài sản- Ảnh 1.

Tập đoàn xây dựng Hòa Bình quyết định rút vốn khỏi 2 công ty liên kết đang âm vốn đầu tư.

Công ty Anh Việt thành lập vào năm 1993. Từ tháng 5/2020 đến tháng 10/2023, Nhôm kính Anh Việt có 3 lần tăng vốn điều lệ và hiện ở mức hơn 60,5 tỷ đồng.

Công ty CP Kỹ thuật Jesco Hòa Bình thành lập năm 2008 với vốn điều lệ hơn 36,4 tỷ đồng. Hiện Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm đại diện pháp luật của Kỹ thuật Jesco Hòa Bình vẫn là ông Lê Quốc Duy. Ông Duy làm việc ở HBC từ năm 2007, giữ chức Phó tổng giám đốc từ tháng 5/2012 và thành viên Hội đồng quản trị từ tháng 4/2019. Giữa năm 2023, ông Lê Quốc Duy đã xin từ nhiệm hết chức vụ tại HBC và cũng bán sạch 24.086 cổ phiếu HBC.

Tại thời điểm 31/3, Tập đoàn xây dựng Hoà Bình sở hữu 7 công ty con, 4 công ty liên kết và 3 công ty được hạch toán là đầu tư vào đơn vị khác. Trong đó, Hoà Bình sở hữu 32,31% vốn tại Công ty CP Cơ khí và Nhôm Kính Anh Việt (tương ứng đầu tư 19,56 tỷ đồng, trích lập dự phòng 6,69 tỷ đồng), sở hữu 47,82% vốn điều lệ tại Công ty CP Kỹ thuật Jesco Hoà Bình (tương ứng đầu tư 34,84 tỷ đồng, trích lập dự phòng 28,8 tỷ đồng). Như vậy, Tập đoàn x ây dựng Hoà Bình quyết định rút vốn khỏi hai công ty liên kết đang âm vốn đầu tư.

Thu về ngàn tỷ

Tổng Công ty CP Xuất Nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam ( Vinaconex - mã chứng khoán: VCG) đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty CP Cảng quốc tế Vạn Ninh.

Tại thời điểm 31/3, Vinaconex đang sở hữu 2 triệu cổ phần, tương đương 40% vốn điều lệ của Cảng quốc tế Vạn Ninh, giá trị phần vốn góp gần 199 tỷ đồng. Công ty CP Cảng quốc tế Vạn Ninh là chủ đầu tư dự án Cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) có diện tích gần 83 ha (xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng.

Quốc Cường Gia Lai và nhiều doanh nghiệp bán tài sản- Ảnh 2.

Phát triển Bất động sản Phát Đạt có thể thu về ít nhất hơn 1.450 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ bán cổ phần tại DIDICI.

Hội đồng quản trị Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Công ty CP Đầu tư Bất động sản DIDICI.

Phát Đạt sẽ chuyển nhượng gần 112 triệu cổ phần (tương đương 49% vốn điều lệ) tại DIDICI, giá trị theo mệnh giá là hơn 1.117 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng không thấp hơn 130% mệnh giá, như vậy Phát Đạt có thể thu về ít nhất hơn 1.450 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ. BIDICI được thành lập vào tháng 10/2020, trụ sở nằm tại số 1 Ngô Mây, phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trước đó, Phát Đạt cũng bán gần 100 triệu cổ phần, tương đương 99,8% vốn điều lệ tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI). Đối tác nhận chuyển nhượng là công ty TNHH Phát Đạt Holdings. Nhờ đó, doanh thu tài chính quý IV/2023 của doanh nghiệp lên tới hơn 421 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ năm 2022.

Quốc Cường Gia Lai và nhiều doanh nghiệp bán tài sản- Ảnh 3.

Quốc Cường Gia Lai bán nhà máy thủy điện Ia Grai 2 và nhà máy thủy điện Ayun Trung nhằm tái cơ cấu đầu tư.

Hội đồng quản trị Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) đã ban hành nghị quyết thông qua việc chuyển nhượng dự án nhà máy thủy điện Ia Grai 2 và nhà máy thủy điện Ayun Trung nhằm tái cơ cấu đầu tư.

Hai nhà máy nêu trên đều do Công ty CP Đầu tư Xây dựng Thủy điện Quốc Cường - một công ty con của QCG làm chủ đầu tư.Trong đó, nhà máy thủy điện Ia Grai 2 nằm tại các xã la Tô, la Krái, la Grăng, la Khai (huyện la Grai, tỉnh Gia Lai) với công suất lắp máy 7,5 MW (gồm 2 tổ máy, công suất 3,75 MW/tổ máy).

Giá trị chuyển nhượng nhà máy thủy điện Ia Grai 2 khoảng 235 tỷ đồng. Điều kiện đi kèm là bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm sử dụng nguyên trạng lực lượng lao động của nhà máy tại thời điểm chuyển nhượng và đảm bảo quy định quyền lợi của người lao động.

Nhà máy thủy điện Ayun Trung nằm tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang và xã Trang (huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai). Dự án có công suất lắp máy đạt 13 MW. Giá trị chuyển nhượng dự kiến 380 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng cả hai dự án sẽ diễn ra trong quý II và III năm nay.

Theo Duy Quang

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên