Quốc gia cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam
Tính đến tháng 12/2022, các nhà đầu tư đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4.978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 69 tỷ USD.
- 16-02-2023Đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Bình Dương dự kiến khởi công khi nào?
- 16-02-2023Việt Nam đứng thứ 2 châu Á về hàng xuất khẩu đi Mỹ
Việt Nam và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2009 và nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á vào năm 2014.
Theo thông tin từ cổng thông tin Chính phủ, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản đã tăng lên nửa triệu người, trong đó đa số là đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, đang đóng góp tích cực vào sự phát triển của Nhật Bản và là cầu nối hữu nghị vững chắc, góp phần cho quan hệ hai nước ngày càng gắn kết, bền chặt hơn.
Đặc biệt, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư luôn là một điểm sáng, là động lực quan trọng để đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai bên.
Nhật Bản luôn là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu về ODA, chiếm 30% tổng số vốn của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam, khoảng 29,3 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,8 tỷ USD.
Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nhà cung cấp nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư và đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
Hai bên cũng đang hợp tác chặt chẽ và hiệu quả trên nhiều lĩnh vực then chốt như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thể chế kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục…
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn ra đời dưới sự đầu tư của 4 tập đoàn lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam), Công ty Kuwait Petroleum Europe B.V. (KPE), Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bån và Công ty Hóa chất Mitsui Nhật Bản.
Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4.978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 69 tỷ USD tính đến tháng 12/2022.
Đáng chú ý, các dự án quy mô lớn mà các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hàng đầu của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã kéo theo rất nhiều nhà đầu tư vệ tinh, hoạt động hiệu quả.
Các nhà đầu tư nước ngoài của Nhật Bản đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đứng đầu là lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo (40,6 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng số vốn đầu tư đăng ký); lĩnh vực Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa (7,4 tỷ USD, chiếm 11,8%); lĩnh vực Hoạt động kinh doanh bất động sản (7 tỷ USD, chiếm 11,2%); còn lại là các lĩnh vực khác.
Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam phải kể đến Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng số vốn đăng ký là 9 tỷ USD (vốn của Nhật Bản chiếm 39,8%, Kuwait 35,1%, Việt Nam 25,1%); Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, Hà Nội có tổng số vốn đăng ký là 4,1 tỷ USD; Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 tỉnh Thanh Hóa (2,8 tỷ USD); Dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 tỉnh Khánh Hòa (2,6 tỷ USD); Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn tỉnh Kiên Giang (1,3 tỷ USD); Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương tỉnh Bình Dương (1,2 tỷ USD).
Nhịp sống kinh tế