Quý 4, Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) có lãi 1.499 tỷ đồng thay vì ước lỗ trước đó
Luỹ kế cả năm 2022, Lọc hoá dầu Bình Sơn thiết lập kỷ lục mới với 14.450 tỷ đồng lãi ròng – tăng 115% so với năm ngoái.
CTCP Lọc hoá dầu Bình Sơn (mã CK: BSR) đã công bố BCTC quý 4/2022 và luỹ kế cả năm 2022.
Thay vì ước lỗ quý 4 như thông báo trước đó, Lọc hoá dầu Bình Sơn vẫn có lãi trong quý cuối cùng của năm 2022.
Cụ thể, trong quý 4 doanh thu thuần đạt 40.430 tỷ đồng doanh thu thuần – tăng 17% so với cùng kỳ. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần tăng cao khiến lãi gộp chỉ còn 1.726,6 tỷ đồng giảm 45% so với quý 4 năm ngoái.
Đáng chú ý hoạt động tài chính mang về 648 tỷ đồng doanh thu – cao gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các khoản chi phí, LNST công ty mẹ đạt 1.498,6 tỷ đồng – giảm 44,4% so với quý 4/2021. EPS đạt 483 đồng.
Theo giải trình từ phía công ty, trong tháng 12/2022 giá dầu thô giảm dần dẫn đến KQKD quý 4/2022 không được thuận lợi như cùng kỳ. Khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm dầu quý này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó khoảng cách giá dầu thô và sản phẩm xăng, polypropylene lại thấp hơn nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến KQKD của công ty.
Như vậy mặc dù lợi nhuận sụt giảm nhưng vẫn khả quan hơn nhiều con số ước lỗ 723 tỷ đồng trong quý 4 được Lọc hóa dầu Bình Sơn công bố trước đó.
Luỹ kế cả năm 2022, doanh thu thuần đạt 167.123 tỷ đồng – tăng 65% so với cùng kỳ, LNST công ty mẹ đạt 14.450 tỷ đồng – tăng 115% so với năm ngoái tương đương EPS đạt 4.661 đồng.
Năm 2022, BSR đặt mục tiêu tổng doanh thu 91.678 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.295 tỉ đồng, theo đó kết thúc năm 2022, BSR đã hoàn thành vượt 82% mục tiêu về doanh thu và cao gấp hơn 11 lần mục tiêu LNST.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của BSR đạt 77.796 tỷ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty đạt 22.853 tỷ đồng tăng 6.507 tỷ đồng chủ yếu là tăng các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại các NHTM. Hàng tồn kho đạt 16.349 tỷ đồng, tăng hơn 57,7% so với đầu năm.
Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của BSR gần 50.915 tỷ đồng tăng 13.351 tỷ đồng do tăng LNST chưa phân phối từ 6.562 tỷ đồng lên 14.376 tỷ đồng, tỷ lệ nợ/VCSH là 0,53.
Về kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023, BSR sẽ tiếp tục vận hành NMLD Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục ở công suất cao và cơ cấu sản phẩm tối ưu phù hợp với nhu cầu và tình hình thị trường để tối đa hoá hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, Lọc dầu Bình Sơn sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá và chế biến thử nghiệm các loại nguyên liệu (dầu thô, các cấu tử trung gian) cũng như nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới và kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm hiện hữu của nhà máy,…
Đáng chú ý, BSR sẽ tập trung nguồn lực thực hiện công tác bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất lần thứ 5 (TA5) đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tiến độ.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 4/2022
Xem tất cả >>- Kiếm đậm từ bán vé, phí gửi đồ và fastfood cũng thêm vài chục tỷ, Công viên nước Đầm Sen lần đầu báo lãi trăm tỷ đồng
- Doanh nghiệp BĐS: Mỗi ngày “mở mắt” phải trả hàng chục tỷ tiền lãi, riêng Novaland có chi phí lãi vay thấp "kỳ lạ"
- Trong khi nhiều doanh nghiệp gánh cả nghìn tỷ chi phí lãi vay, những DN này vẫn ung dung khi gần như không phải trả đồng nào
- Hải An (HAH) báo lãi hơn 1.000 tỷ năm 2022, sự cố va chạm của tàu Hải An City ước tính tổn thất 200 tỷ, được bồi thường 150 tỷ đồng
- Sau một năm thăng hoa nhờ Covid, doanh nghiệp sản xuất bao cao su duy nhất trên sàn chứng khoán rơi mất 30% doanh thu, lãi giảm một nửa