MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy mô GDP Việt Nam đạt hơn 4.700 nghìn tỷ đồng, ngành nào đóng góp lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2023?

Quy mô GDP Việt Nam đạt hơn 4.700 nghìn tỷ đồng, ngành nào đóng góp lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2023?

Theo Báo cáo kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2023 của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP Việt Nam đạt khoảng 4.741 nghìn tỷ đồng.

GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023 . Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 78,85%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,68% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 30,27% vào tốc độ tăng chung toàn nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 1,15%, đóng góp 6,28%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 10,0%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 13,20%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 63,45%.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, quy mô GDP cả nước đạt khoảng 4.741 nghìn tỷ đồng. Trong đó, ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước là công nghiệp chế biến, chế tạo; đạt 1.112 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023.

Sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có đóng góp lớn thứ hai trong các ngành kinh tế. Cụ thể, ngành ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt khoảng 501,5 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023.

Cùng với đó, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, nông nghiệp và xây dựng nằm trong top 5 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023. Cụ thể, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, ngành nông nghiệp và ngành vận tải, kho bãi có giá trị đạt lần lượt là 417,94 nghìn tỷ đồng; 385,71 nghìn tỷ đồng và 270,77 nghìn tỷ đồng.

Những ngành còn lại nằm trong top 10 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước gồm có: Vận tải, kho bãi; Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; Giáo dục và đào tạo; Thông tin và truyền thông

Xét về tỷ trọng các ngành trong quy mô GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 23,44% quy mô GDP chung của cả nước. Xếp thứ 2 là ngành ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 10,58% trong quy mô GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023.

Quy mô GDP Việt Nam đạt hơn 4.700 nghìn tỷ đồng, ngành nào đóng góp lớn nhất trong 6 tháng đầu năm 2023? - Ảnh 1.

Tỷ trọng các ngành trong quy mô GDP 6 tháng đầu năm 2023. Nguồn: TCTK.

Cùng với đó, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, ngành nông nghiệp và xây dựng đóng góp lần lượt là 8,81%; 8,14% và 5,71% trong quy mô GDP cả nước 6 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, 5 ngành có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước đã chiếm 56,68% quy mô GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023. Các ngành còn lại chiếm 43,32% quy mô GDP cả nước trong 6 tháng đầu năm 2023.

Về dự báo tình hình kinh tế của Việt Nam, theo Ngân hàng Phát triển châu Á, đầu tư công sẽ là động lực chính để phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm 2023. Một lượng đáng kể đầu tư công dự kiến sẽ được giải ngân vào năm 2023. Chính phủ cam kết giải ngân 30 tỷ USD trong năm 2023, trong đó 90% đã được phân bổ để giải ngân cho các bộ và tỉnh kể từ tháng 01/2023.

Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài sẽ vẫn bị cản trở bởi suy thoái kinh tế toàn cầu. Vốn FDI đăng ký mới và giải ngân trong hai tháng đầu năm giảm lần lượt là 38% và 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Thâm hụt ngân sách năm 2023 có thể vượt mục tiêu 4,4% GDP. Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục cải cách để tài chính bền vững hơn, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào các nguồn thu không bền vững như đất đai và dầu mỏ.

Về phía cầu, tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2023. Du lịch hồi sinh, các chương trình kích cầu và đầu tư công mới được khởi công vào tháng 1/2022 và tăng lương có hiệu lực từ tháng 7/ 2023 dự kiến sẽ giúp tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng.

Minh Tiến

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên