MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Quy tắc đầu tư vàng] Những bài học từ nữ trader đầu tiên “mua ghế” tại sàn chứng khoán New York

[Quy tắc đầu tư vàng] Những bài học từ nữ trader đầu tiên “mua ghế” tại sàn chứng khoán New York

Ngày 28/12/1967, lịch sử ngành tài chính Mỹ bước sang trang mới khi Muriel Siebert trở thành người phụ nữ đầu tiên có được vị trí giao dịch chính thức trên Thị trường chứng khoán New York…

Muriel Faye Siebert (sinh ngày 12 tháng 9 năm 1928 – mất ngày 24 tháng 8 năm 2013) là một tỷ phú và nhà từ thiện thầm lặng người Mỹ. Bà được gọi là "Người phụ nữ đầu tiên trong ngành tài chính".

Siebert chính là nhà đầu tư nữ đầu tiên trong lịch sử giành được một vị trí chính thức trong Sở giao Dịch Chứng Khoán New York (NYSE) vào năm 1967.

Trong suốt 10 năm tiếp theo, bà là người phụ nữ duy nhất làm việc trong NYSE cùng 1.365 nhân viên nam khác. Vào năm 1969, Bà cũng đồng thời sáng lập công ty Muriel Siebert & Company. Với những thành tích xuất sắc, năm 1977, Siebert được bổ nhiệm vào vị trí đứng đầu ngành tài chính của Bang New York.

Sau khi bà qua đời vào năm 2013, Sở Giao Dịch Chứng Khoán New York đã đặc biệt đặt tên bà cho 1 căn phòng - Siebert Hall, như 1 sự tưởng nhớ về người phụ nữ lịch sử này.

Nhắc về tuổi thơ, người phụ nữ tài giỏi Siebert sinh ra trong một gia đình người gốc Do Thái ở Cleveland, Ohio nước Mỹ. Bà bắt đầu sự nghiệp làm việc tại nhiều công ty môi giới khác nhau. Năm 1967, bà thành lập công ty cùng tên của mình, Muriel Siebert & Co., Inc. , bắt đầu bằng việc nghiên cứu dữ liệu tài chính cho các tổ chức và cung cấp dịch vụ khuyến nghị đầu tư các loại cổ phiếu.

Ba bà là công nhân của vùng, còn mẹ ở nhà nội trợ. Ngay từ nhỏ bà đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cha mẹ tới việc học hành của con cái, sống trong trong sự che chở, quan tâm và bao bọc của ba mẹ suốt những năm tháng tuổi thơ chính là bước đệm vững chắc cho ý chí phấn đấu và sự nghiệp sau này của bà.

Hồi còn trẻ, bà thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho tìm hiểu về thị trường tài chính. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán đang có những bước phát triển mạnh mẽ, bà sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà theo học tại Đại học Western Reserve (nay là Đại học Case Western Reserve). Éo le thay nhưng khi chưa tốt nghiệp khi cha bà lâm bệnh nặng, nhà nghèo khó bà phải bỏ dở sự nghiệp học hành để chăm sóc cha.

Có lẽ điểm khác biệt lớn nhất của bà đối với các nhà đầu tư nổi tiếng khác là bà chưa từng tốt nghiệp đại học. Bà nhận được vị trí nghiên cứu thấp nhất trong ngành tài chính, dần dần xây dưng mối quan hệ đối tác và sau đó thành lập nên công ty môi giới Muriel Siebert & Co vào năm 1967.

Con đường trắc trở đưa công ty của bà lên Sàn chứng khoán New York (NYSE) xuất phát từ những người đàn ông từ chối tài trợ cho đơn đăng ký của bà cũng như những khó khăn trong việc đạt được nguồn tài chính cần thiết để đáp ứng các yêu cầu gia nhập tốn kém.

Bà vẫn kiên trì, và công ty của bà đã trở thành thành viên đầu tiên của NYSE được sở hữu bởi một người phụ nữ. Đây hiện vẫn là công ty môi giới trong nước duy nhất trên sàn giao dịch do phụ nữ nắm quyền.

[Quy tắc đầu tư vàng] Những bài học từ nữ trader đầu tiên “mua ghế” tại sàn chứng khoán New York - Ảnh 1.

Năm 1975, bà chuyển đổi công ty của mình thành một công ty môi giới chiết khấu – một khái niệm hoàn toàn mới vào thời điểm đó. Việc này đã đe dọa tới hiện trạng tới mức khiến bà bị Phố Wall tẩy chay và gần như bị trục xuất bởi Ủy ban Giao Dịch Chứng Khoán (SEC), nhưng bà vẫn vượt qua được những thách thức này.

Bà tiếp tục đem chuyên môn về tài chính của mình đến với chính trị, một lĩnh vực được thống trị bởi nam giới. Bà là Tổng giám đốc Cục Ngân Hàng Tiểu Bang New York từ năm 1977 đến năm 1982, ở vị trí này bà đã giúp ngăn chặn hàng loạt ngân hàng phá sản trong một thị trường đầy biến động. Bà cũng từng tham gia tranh cử cho một ghế vào đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ.

Thực tế đã chứng minh được bản thân bà là một nhà đầu tư khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời góp phần gây dựng nên đế chế tài chính vững mạnh cho tới tận bây giờ. Theo cuộc phóng vẩn với báo chí thời bấy giờ, bà Siebert có chia sẻ các phương pháp để hạn chế thất bại trong lĩnh vực tài chính và đầu tư chứng khoán như sau:

Mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó

Thị trường chứng khoán vốn dĩ theo bà là thị trường khắc nghiệt và luôn biến động. Sự khắc nghiệt khiến những nhà đầu tư lão luyện đúc rút ra quy tắc cắt lỗ, chốt lãi khi đạt mục tiêu đề ra.

Nói cách khác, nhà đầu tư phải giữ được sự độc lập tương đối với lòng tham và nỗi sợ hãi của chính mình bằng đưa ra các quy chuẩn đầu tư. Một trong những quy chuẩn đáng nhớ là mua vì lý do gì thì bán vì lý do đó.

Nếu mua vì mong muốn lãi, lỗ +/-8% thì khi lãi/lỗ 8% hãy chốt giao dịch. Kiên định theo quy chuẩn đã đặt ra sẽ giúp nhà đầu tư giảm nhiều trăn trở so với việc đuổi theo và đoán định tâm lý cũng như diễn biến thị trường.

Tích cực học hỏi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm từ thực tế

Chứng khoán là kênh đầu tư thụ động, hướng tới 2 loại lợi ích là cổ tức và thị giá. Ðiều thuận lợi cho các nhà đầu tư mới là với sự phát triển của công nghệ thông tin, các công cụ hỗ trợ đầu tư, từ phân tích cơ bản, kỹ thuật đến các chỉ số tài chính của từng doanh nghiệp, vấn đề vĩ mô, vi mô… đều dễ dàng cập nhật ngay trước mắt.

Nhà đầu tư không cần phải tự tìm ra thông tin hay tự tính các chỉ số như EPS, ROE, ROA… của doanh nghiệp, nhưng rất cần biết các thông tin, chỉ số đó nói lên điều gì. Ðây chính là sự khác biệt giữa người chơi thực thụ với người chơi không có nền tảng, được, mất đẩy đưa theo tâm lý thị trường.

Nhà đầu tư mới sẽ làm gì để không bị vào nhóm 95% thua lỗ? Cách bền nhất theo bà chia sẻ là học, đọc, nghe, quan sát và hỏi. Bởi thông tin và kiến thức, kinh nghiệm luôn sẵn có từ nhiều nguồn để học, đừng để hụt chân chỉ vì chạy theo sóng, đốt cháy giai đoạn xây cầu.

Đi theo nguyên nhân nằm phía sau sự dịch chuyển giá cổ phiếu: tập trung vào dòng tiền lớn do các ngân hàng trung ương hoặc ngân hàng nhà nước tạo ra

Hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm tiền – hút tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động".

Thanh khoản là sự tăng lên hoặc thu hẹp của tiền, đặc biệt là tín dụng. Đây là biến số quan trọng nhất chi phối nền kinh tế và thị trường tài chính. FED là người cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới. Vì thế, phải luôn quan sát kỹ động thái của FED. Điều này không có nghĩa doanh số hay lợi nhuận không có ý nghĩa gì. Chúng vẫn rất quan trọng đối với một số nhóm ngành.

Lê Hằng

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên