MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Quy trình chọn doanh nghiệp đi cùng chuyên cơ ra sao?

Là đơn vị được giao tổ chức lựa chọn doanh nghiệp đi cùng chuyên cơ của lãnh đạo cấp cao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chia sẻ về quá trình lựa chọn này.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chú tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, từ những năm 90 của thế kỷ trước, VCCI có sáng kiến đề nghị cơ quan chức năng cho phép DN được tham gia các đoàn đi công tác nước ngoài để kết nối giao thương. Đến nay, VCCI đã tổ chức hàng trăm đoàn DN đi cùng lãnh đạo cấp cao.

Quy mô của đoàn DN có thể từ vài chục người đến vài trăm người tùy thuộc vào nước đến thăm. Ví dụ các nước như Miến Điện, đoàn khoảng vài chục người. Nếu đi các nước như Nga, Hoa Kỳ, các đoàn sẽ đông hơn. Chi phí mỗi doanh nghiệp tham gia đoàn cấp cao tùy thuộc vào thời điểm, địa điểm nước đến, có thể dao động từ trăm đến vài nghìn USD/chuyến đi/doanh nghiệp.

Từ năm 2006, VCCI có quy chế cụ thể từ việc lựa chọn DN, xác minh đối tượng được đưa vào danh sách. Đối tượng DN phải có mong muốn có việc trong chuyến đi như mở rộng hợp tác. VCCI sẽ thẩm định xem DN đã có hàng xuất khẩu sang nước đó hay chưa, dự án muốn kêu gọi đối tác liên doanh hay kêu gọi đầu tư, hoặc giới thiệu gói sản phẩm dịch vụ, du lịch.

Theo đại diện VCCI, khi có quyết định thành lập đoàn, VCCI căn cứ quy mô chuyến đi, địa điểm đến, số liệu hợp tác giữa điểm đến và Việt Nam như số lượng kim ngạch xuất nhập khẩu, sản phẩm hợp tác nổi trội ra sao; được sản phẩm gì sang nước đó hoặc kéo được công nghệ về Việt Nam. Trên cơ sở đó, VCCI thành lập đoàn gồm DN lớn, DN nhỏ và có những DN chỉ hoạt động thương mại đơn thuần.

Sau khi DN gửi bản đăng ký tham gia, VCCI mất rất nhiều thời gian thẩm tra thông tin của DN như đăng ký kinh doanh, có bao nhiêu lao động, trong lĩnh vực gì, xuất nhập khẩu chính, sản phẩm là gì? Ví dụ, DN đăng ký đi Nga để xuất khẩu rau củ quả phải có thành tích xuất khẩu, trang trại sản xuất, quy trình đóng gói của DN đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay chưa.

DN phải chứng minh có đối tác bên Nga như siêu thị bao tiêu sản phẩm. Về mặt con người, VCCI còn căn cứ vào thành tích xuất nhập cảnh, đã xuất ngoại  bao giờ chưa, phong cách văn hóa của bản thân của người đó. Các thẩm tra khác không để DN nợ thuế, gian lận thương mại tham gia đoàn cấp cao.

“Những DN đi cùng đoàn cấp cao là bộ mặt của quốc gia và chính bộ mặt của DN nên phải chỉn chu, phong thái văn hóa lịch sự, thậm chí VCCI phải tập huấn trước chuyến đi. Với DN có dự án lớn, VCCI yêu cầu có người sang trước chuẩn bị. Khi đi với lãnh đạo nếu có thể chốt và ký kết hợp đồng”, ông Phòng nói.

Trong chuyến đi, DN phải tuân thủ quy định của Ban thư ký VCCI đặt ra. Ban thư ký VCCI phối hợp với cơ quan khác như công an, đại sứ quán để hoàn thành mục tiêu đi đến nơi, về đến chốn. “Đoàn DN mục đích tìm kiếm cơ hộ kinh doanh đầu tư, tìm kiếm bạn hàng. Với trách nhiệm được giao, VCCI kiểm tra, quản lý các DN đã lên lịch trình cụ thể từng thời gian giao cho các thành viên. Các DN trong đoàn từ khi họ bước lên máy bay, đi ăn sáng, sau ăn sáng làm gì… đều được ghi rõ. Trước khi chuyến đi chính thức diễn ra, VCCI có cả tiền trạm về nơi ăn uống đảm bảo vệ sinh  an toàn thực phẩm, làm việc, kể cả việc đảm bảo sức khỏe”, ông Phòng cho biết.

Theo Quỳnh Nga

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên