Rắc rối bên trong "trái tim" chương trình tỷ USD đưa ngành sản xuất của Mỹ trở lại
TSMC đầu tư 40 tỷ USD vào 2 nhà máy sản xuất chips ở Arizona, Mỹ. Ảnh: BLOOMBERG
Nhà máy vi mạch Phoenix - trung tâm trong chương trình sản xuất công nghệ cao trị giá 52,7 tỷ USD của Mỹ - đang gặp khó khăn để đưa vào hoạt động.
- 17-09-2023Top 5 địa điểm có giá nhà cao nhất: New York đứng cuối cùng với giá 412 triệu đồng/m2, cái tên dẫn đầu gây choáng!
- 17-09-2023Ray Dalio khẳng định tiền mặt là vua dù lạm phát tăng
- 17-09-2023Chứng khoán thế giới “thấp thỏm” chờ cuộc họp của Fed
"Trái tim" chương trình sản xuất trị giá 50 tỷ USD
Tháng 12/2022, đứng trước lá cờ Mỹ và biểu ngữ lớn ghi “Tương lai được tạo ra ở Mỹ Phoenix, AZ”, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước công nhân, những người ủng hộ và giới truyền thông: “Các bạn, ngành sản xuất của Mỹ đã trở lại”.
Tổng thống Mỹ đã ký Đạo luật Khoa học và Chips, bao gồm 52,7 tỷ USD cho các khoản vay, trợ cấp và các ưu đãi khác cũng như hàng tỷ USD tín dụng thuế cho các nhà sản xuất sản xuất chip ở Mỹ vào tháng 8/2022.
Chip bán dẫn là thành phần thiết yếu của máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, và đại dịch Covid-19 xảy ra đã cho thấy Mỹ trở nên dễ bị tổn thương như thế nào trước nguồn cung từ chip nhập khẩu.
Chỉ khoảng 12% chip bán dẫn được sản xuất tại Mỹ, giảm từ mức 37% vào năm 1990. Việc thúc đẩy sản xuất của Mỹ sẽ tạo thêm hàng nghìn việc làm cũng như đảm bảo nguồn cung của Mỹ.
Dự án Arizona là đầu tàu trong nỗ lực của tổng thống nhằm quảng bá tác dụng của luật và số tiền 40 tỷ USD mà hãng TSMC - nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới ở đảo Đài Loan (Trung Quốc) - hứa hẹn rót vào nhà máy sản xuất chip là một trong những khoản đầu tư từ bên ngoài lớn nhất từ trước đến nay ở Arizona nói riêng và trên cả nước Mỹ nói chung.
Cơ sở sản xuất chất bán dẫn Phoenix là một công trình quy mô lớn, bao gồm hai cơ sở sản xuất. Hoạt động xây dựng dự kiến sẽ tạo ra 21.000 việc làm trong lĩnh vực xây dựng.
8 tháng sau khi khởi công, nhà máy vi mạch Phoenix - trung tâm trong chương trình sản xuất công nghệ cao trị giá 52,7 tỷ USD của Mỹ - đang gặp khó khăn để đưa vào hoạt động.
Kế hoạch ban đầu là nhà máy sẽ mở cửa vào cuối năm 2024, nhưng trong cuộc gọi báo cáo thu nhập vào tháng 7 năm nay, công ty cho biết kế hoạch này có thể sẽ bị lùi lại đến năm 2025.
Tranh cãi xung quanh dự án
Chủ sở hữu nhà máy Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, giải thích nguyên nhân của tình trạng trên do thiếu lao động lành nghề.
Chủ tịch TSMC Mark Liu cho biết, dự án hiện đang bước vào giai đoạn quan trọng trong việc xử lý và lắp đặt các thiết bị chuyên dụng và tiên tiến nhất.
“Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp phải những thách thức nhất định vì không có đủ số lượng công nhân lành nghề có chuyên môn cần thiết để lắp đặt thiết bị trong cơ sở cấp bán dẫn", ông Liu nói thêm.
Liu cho biết công ty đã lên kế hoạch đưa việc xây dựng trở lại đúng hướng bằng cách "cử các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ Đài Loan đến đào tạo công nhân lành nghề địa phương trong một thời gian ngắn".
TSMC đang cố gắng đẩy nhanh quá trình cấp thị thực cho 500 công nhân Đài Loan, theo The Guardian.
Trong khi đó, các công đoàn tại Mỹ cáo buộc TSMC dùng nguyên nhân này như một cái cớ để thuê lao động rẻ hơn từ bên ngoài nước Mỹ. Trong khi một số khác chỉ ra vấn đề an toàn tại nhà máy.
Arizona Pipe Trades 469 Union, một liên đoàn lao động cho biết họ đại diện cho hơn 4.000 thợ lắp đặt đường ống, thợ ống nước, thợ hàn và kỹ thuật viên HVAC, đã bắt đầu kiến nghị kêu gọi các nhà lập pháp từ chối các thị thực này.
Cho rằng TSMC được hưởng hàng tỷ USD tiền trợ cấp của Mỹ thông qua Đạo luật CHIPS, công đoàn cho rằng việc làm của người Mỹ nên được ưu tiên.
“Việc thay thế công nhân xây dựng của Arizona bằng công nhân xây dựng nước ngoài trực tiếp mâu thuẫn với mục đích mà Đạo luật CHIPS được ban hành – nhằm tạo việc làm cho công nhân Mỹ", bản kiến nghị viết.
Tuy nhiên, TSMC vẫn khẳng định rằng công nhân từ đảo Đài Loan đến sẽ không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ việc làm nào ở Mỹ và họ sẽ chỉ hỗ trợ quá trình xây dựng.
TSMC cho biết bất kỳ công nhân Đài Loan nào đến Arizona sẽ chỉ ở lại trong một khoảng thời gian giới hạn và không ảnh hưởng đến 12.000 công nhân thường trực mỗi ngày.
TSMC cũng khẳng định khoản đầu tư của công ty vào Arizona là cơ hội để tạo ra hàng nghìn việc làm được trả lương cao và thúc đẩy sự đổi mới trong bang và trên khắp nước Mỹ.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác đã góp phần làm gia tăng căng thẳng giữa TSMC và công nhân công đoàn. Vào tháng 6, một số công nhân cho biết thương tích và vi phạm an toàn đã xảy ra ở công trường xây dựng.
TMSC đã phủ nhận những cáo buộc này và khẳng định cam kết sâu sắc về an toàn tại nơi làm việc trong quá trình vận hành tất cả các cơ sở, bao gồm cả TSMC Arizona.
Ở bang Arizona, tỷ lệ sự cố về an toàn được ghi nhận thấp hơn gần 80% so với số liệu được báo cáo trên toàn quốc và tỷ lệ sự cố mất thời gian (LTI) của họ thấp hơn gần 96%, công ty cho biết.
Nhịp sống thị trường