MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Sát thủ gây chết người" đáng sợ hơn cả đường và rượu hóa ra lại là thứ chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày: Bỏ ngay kẻo hối không kịp

24-12-2021 - 15:00 PM | Sống

Hiện nay, nhiều người nghĩ đường hay dầu mỡ là nguyên nhân chính gây béo phì, mỡ máu, bệnh tim mạch, cao huyết cao, thậm chí ung thư nhưng si-rô fructose mới chính là thứ vượt xa tất cả về calo cũng như mức độ nguy hiểm.

Vào năm 2014, Tạp chí Dinh dưỡng Hoa kỳ đã công bố một nghiên cứu mới, cho biết si-rô Fructose (Si-rô ngô) có hại cho sức khỏe hơn đường.

Wayne Potts, một nhà nghiên cứu tại Khoa Sinh học tại Đại học Utah, nói rằng khoảng giữa những năm 1970, đã có một làn sóng bỏ đường bình thường và chuyển sang xi-rô fructose. Sự thay đổi này trùng hợp với thời điểm bệnh tiểu đường và béo phì bắt đầu thịnh hành ở Hoa Kỳ.

Loại "chất độc" này đã khiến tỷ lệ béo phì của người Mỹ tăng từ 13% lên 40%. Tỷ lệ mắc bệnh gút tăng từ 3% lên 9%. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tăng từ dưới 1% lên 7,4%. 

Có thể nói, tất cả các bệnh chuyển hóa của người hiện đại đều trở nên trầm trọng hơn sau khi thứ "chất độc" này xuất hiện.

Vậy "Si-rô fructose" là gì?

Sát thủ gây chết người đáng sợ hơn cả đường và rượu hóa ra lại là thứ chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày: Bỏ ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 1.

Si-rô frustose không phải là một thức ăn có trong “tự nhiên”, mà là sản phẩm chế biến từ ngô của ngành công nghiệp thực phẩm hiện đại. Ảnh: QQ

Fructose (HFCS) là một loại đường lỏng nhân tạo được chế biến từ tinh bột bắp ngô. Tinh bột ngô được xử lý qua hai công đoạn đó là thủy phân bằng hóa chất và đồng phân bằng enzyme sinh học để cho ra một dịch lỏng si-rô, có nồng độ chất đường ngọt fructose rất lớn.

Nếu phân chia theo tỷ lệ fructose, chúng ta có thể chia các loại si-rô fructose thông thường thành 3 loại: Si-rô fructose số 42 chứa 42% fructose, si-rô fructose số 55 chứa 55% fructose, 90% si-rô fructose.

Si-rô fructose số 42 thích hợp cho bánh ngọt và bánh quy, trong khi số 55 thích hợp hơn để làm đồ uống. Loại siro đường fructose số 90 không phổ biến trong đời sống hàng ngày vì hàm lượng đường fructose cao.

Kể từ khi ra đời vào năm 1970, si-rô fructose ngay lập tức được các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng vì giá thành rẻ, độ ngọt cao, dễ lên men, lên màu tốt và thời hạn sử dụng lâu dài. Bằng cách này, dưới tác động của nhiều yếu tố, si-rô fructose đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Kể từ đó, bánh ngọt, bánh quy, nước hoa quả, nước sốt cà chua, đồ hộp... tất cả các loại thực phẩm đều có sự góp mặt của si-rô fructose.

Tiêu thụ lượng lớn si-rô frustose trong thời gian dài khiến cơ thể bị tàn phá nghiêm trọng

Sát thủ gây chết người đáng sợ hơn cả đường và rượu hóa ra lại là thứ chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày: Bỏ ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 2.

Paracelsus- bác sĩ, nhà giả kim người Đức- từng nói: “Liều lượng sẽ làm nên chất độc”. Điều đó có nghĩa là ngay cả những chất vô hại trong điều kiện bình thường cũng có thể gây độc, nếu sử dụng quá liều lượng. Ảnh: Internet

Lượng fructose trong si-rô ngô có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu ăn quá nhiều. Bởi vì, lượng đường fructose dư thừa này sẽ mang lại gánh nặng chuyển hóa rất lớn cho cơ thể chúng ta, đặc biệt là lá gan. 

Vào năm 2016, một báo cáo về "Nghiên cứu và phát triển các rủi ro sức khỏe và các biện pháp của si-rô Fructose" được xuất bản bởi Trường Dược của Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc Phúc Kiến đã chỉ ra rằng so với glucose, fructose dễ dàng được gan hấp thụ vì con đường chuyển hóa glucose trong cơ thể phức tạp hơn. 

Nạp quá nhiều fructose sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp một lượng lớn chất béo và làm tăng nguy cơ béo phì, rối loạn lipid máu, kháng insulin và các bệnh tim mạch. Uống quá nhiều si-rô fructose cũng có thể gây béo phì, tiểu đường, huyết áp cao và các bệnh khác.

1. Béo phì

Si-rô frustose có hàm lượng calo rất lớn, gây tăng cân không phanh. Ngoài ra, việc nạp quá nhiều đường sẽ không thể tiêu hóa được và chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể, từ đó gây béo phì.

2. Gan nhiễm mỡ

Lượng fructose khổng lồ trong si-rô ngô chỉ có thể được chuyển hóa bởi gan. Khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều nước ngọt, bánh kẹo chứa si-rô ngô thì gan sẽ bị quá tải và chuyển hóa thành mỡ gan.

3. Bệnh tiểu đường

Sát thủ gây chết người đáng sợ hơn cả đường và rượu hóa ra lại là thứ chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày: Bỏ ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford và Đại học Nam California đã so sánh 42 quốc gia và phát hiện ra rằng những quốc gia tiêu thụ nhiều si-rô fructose thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 càng cao. Ảnh: Aboluowang

Với tình trạng gan nhiễm mỡ ngày càng trầm trọng hơn, cơ thể con người cũng sẽ xảy ra tình trạng chuyển hóa lipid máu bất thường, từ đó gây ra tình trạng kháng insulin và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Vào năm 2012, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Global Public Health đã xác nhận rằng những quốc gia sử dụng si-rô fructose có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 20% so với những quốc gia không sử dụng.

4. Bệnh gút

Ngoài việc gây ra gan nhiễm mỡ, tiêu thụ si-rô fructose trong thời gian dài cũng có thể gây ra bệnh gút.

Năm 2011, trong một nghiên cứu về "Dịch tễ học của Axit Uric và Fructose" (The Epidemiology of Uric Acid and Fructose) được đưa vào Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, Tiến sĩ Hyon Choi của Bệnh viện Đại học Boston đã tiến hành kiểm tra so sánh 46.000 tình nguyện viên trong tối đa 12 năm. Cuối cùng, ông phát hiện ra rằng những người uống đồ uống có chứa si-rô fructose 1-2 lần một ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao tới 85%.

5. Ung thư, suy giảm trí nhớ

Ở loại si-rô này, các phân tử glucose và fructose dù nằm chung với nhau nhưng lại không có liên kết hóa học. Fructose sẽ vào thẳng trong gan và hình thành chất béo, tạo thành mỡ gan. Glucose được hấp thụ vào máu nhanh chóng sẽ kích hoạt sản xuất số lượng lớn insulin - hormone lưu trữ chất béo chủ yếu ở cơ thể. Cả 2 thuộc tính này đã khiến si-rô có thể gây nhiễu loạn hấp thu khiến thèm ăn, tăng cân, tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm trí nhớ.

Làm thế nào để tránh uống quá nhiều "xi-rô fructose"?

Sát thủ gây chết người đáng sợ hơn cả đường và rượu hóa ra lại là thứ chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày: Bỏ ngay kẻo hối không kịp - Ảnh 4.

Si-rô fructose có rất nhiều trong đồ uống, đặc biệt là trà sữa. Ảnh: Sinanew

Trước tình trạng đường các sản phẩm si-rô frustose được buôn bán, sử dụng tràn lan, người tiêu dùng cần lưu ý:

- Hãy lựa chọn các nhu yếu phẩm đã được cấp phép sử dụng, đặc biệt chọn loại đường an toàn, dùng đúng với liều lượng cho phép của từng loại.

- Hãy hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp, đồ uống có ga, bánh kẹo... nhất là đối với những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thay vào đó hãy lựa chọn những thực phẩm tươi sống, uống nước ép từ trái cây tự nhiên.

- Trước khi mua hàng hãy tập thói quen kiểm tra thành phần trước khi mua, nếu sản phẩm có thành phần si-rô frustose thì tuyệt đối không nên mua.

- Ít đường khi mua trà sữa: Một công dụng rất quan trọng khác của si-rô fructose là điều chế đồ uống như trà sữa. Bạn nên cho biết ít đường khi mua trà sữa, hoặc hỏi các cửa hàng trà sữa xem có thể sử dụng chất tạo ngọt không đường thay cho si-rô fructose hay không.

- Nên uống đồ uống tự nhiên, chẳng hạn như sữa, nước cam.. Ngoài ra, thức uống lành mạnh nhất là nước lọc. Nước đun sôi rất tốt cho sức khỏe, không gây béo phì, tiểu đường, tăng mỡ máu... Nhiều người đã thử qua tất cả các loại đồ uống cao cấp trong đời, nhưng cuối cùng họ mới nhận ra rằng thứ tốt cho sức khỏe nhất chính là nước đun sôi.

Theo Aboluowang

Lâm Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên