MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Sát thủ' hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày

16-10-2020 - 16:35 PM | Sống

Theo một nghiên cứu năm 2018, ‘sát thủ’ hại gan này là loại thực phẩm gây hại nhất nếu nói đến gan nhiễm mỡ.

Web MD, trang tin về sức khỏe hàng đầu của Mỹ, vừa có bài viết trong đó liệt kê 5 ‘sát thủ’ hại gan nguy hiểm nhất. Được nêu tên đầu tiên là thức ăn chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, ví dụ như xúc xích, khoai tây chiên, bánh hamburger… Vậy tại sao nhóm thực phẩm này lại là một trong những ‘sát thủ’ hại gan hàng đầu?

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 1.
5 'sát thủ' hại gan nhất không phải ai cũng biết - và đâu là những 'dũng sĩ' hàng đầu?

Chất béo bão hòa: Có hại nhất nếu nói đến gan nhiễm mỡ

Theo Web MD, việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa khiến gan phải làm việc ‘cật lực’. Qua thời gian, thói quen này có thể dẫn tới gan nhiễm mỡ, viêm gan và thậm chí xơ gan.

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy các món ăn chứa chất béo bão hòa hại gan hơn chất béo không bão hòa, theo trang Berkeley Wellness (trang tin sức khỏe thuộc Đại học California).

Đối tượng của nghiên cứu là 38 người thừa cân hoặc béo phì mà không mắc tiểu đường.

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 2.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thực phẩm chiên rán

Theo nghiên cứu, những người tiêu thụ thêm 1.000 calo mỗi ngày, chủ yếu là chất béo bão hòa, đã tăng 55% lượng mỡ gan sau ba tuần. Còn những người tiêu thụ thêm 1.000 calo mỗi ngày nhưng chủ yếu là chất béo không bão hòa, chỉ tăng 15% mỡ gan.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa cũng làm tăng tình trạng kháng insulin. (Insulin là hormone đồng hóa chính của cơ thể, đóng vai trò quan trọng giúp cho mô phát triển, tăng trưởng và duy trì cân bằng nội môi glucose trong và ngoài tế bào).

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 3.

Bơ cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Trong nghiên cứu, người tham gia được cho ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa như pho mát, bơ và dầu dừa. Thực phẩm từ chất béo không bão hòa bao gồm dầu ô liu, quả hồ đào…

Mỡ gan cao là dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và xuất hiện ngay cả ở những người không béo phì. Gan nhiễm mỡ không do rượu là một yếu tố nguy cơ của các bệnh gan khác cũng như bệnh tiểu đường và bệnh tim.

"Nghiên cứu này cho thấy chất béo bão hòa là thành phần có hại nhất trong chế độ ăn uống nếu xét đến sự tích tụ mỡ trong gan", các nhà nghiên cứu kết luận.

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 4.

Bạn không nên ăn quá nhiều salami vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa

Làm thế nào để ăn ít chất béo bão hòa hơn?

1. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong một số thực phẩm sau:

- Bơ, bơ ghee (bơ thanh lọc), mỡ lợn, dầu dừa và dầu cọ

- Bánh ngọt

- Bánh quy

- Khoai tây chiên

- Thịt mỡ

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 5.

Tránh ăn thịt mỡ để bảo vệ gan bạn nhé!

- Xúc xích

- Thịt ba rọi

- Các loại thịt hun khói, thịt muối

- Phô mai

- Kem

- Sô cô la

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 6.

Kem cũng chứa nhiều chất béo bão hòa.

2. Theo hướng dẫn của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Vương quốc Anh:

- Đàn ông từ 19 đến 64 tuổi không nên ăn quá 30g chất béo bão hòa mỗi ngày.

- Phụ nữ từ 19 đến 64 tuổi không nên ăn quá 20g chất béo bão hòa mỗi ngày.

NHS cũng khuyến cáo nên giảm lượng chất béo tổng thể và thay thế chất béo bão hòa bằng một số chất béo không bão hòa như chất béo omega-3.

Sát thủ hại gan được WebMD nêu tên đầu tiên: Cách cắt giảm ngay nguy cơ này mỗi ngày - Ảnh 7.

Các loại bánh ngọt nhìn rất ngon mắt nhưng không hề tốt cho gan.

3. Để giúp bạn cắt giảm tổng lượng chất béo trong chế độ ăn, NHS gợi ý:

- Nhìn kỹ bảng thành phần của thực phẩm khi mua sắm, chọn thực phẩm có tỉ lệ chất béo bão hòa thấp. Sản phẩm chứa chất béo bão hòa với tỉ lệ hơn 5g/100g được cho là cao, tỉ lệ từ 1.5- 5g/100g: trung bình, dưới 1.5g/100g: thấp.

- Chọn các chế phẩm từ sữa có ít chất béo hoặc các sản phẩm thay thế sữa động vật (ví dụ sữa đậu nành).

- Ưu tiên luộc, hấp hoặc nướng thực phẩm thay vì chiên, rán.

- Đo dầu bằng muỗng cà phê hoặc sử dụng bình xịt dầu để kiểm soát lượng dầu mỗi lần sử dụng.

- Cắt bỏ phần mỡ trong thịt trước khi nấu.

- Chọn phần thịt nạc vì chúng có ít chất béo hơn, chẳng hạn như ức gà.

(Nguồn: Web MD, Berkely Wellness, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Vương quốc Anh)

Theo Trà My

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên