Sau 40 tuổi, 6 bộ phận bỗng "đổ máu" cảnh báo ung thư đang "tấn công" cơ thể: Khi sức khỏe bật đèn đỏ, xin đừng thờ ơ
Chảy máu ở những bộ phận này chính là lời cảnh báo mà cơ thể đưa ra khi "lâm nguy", vậy nên tuyệt đối đừng lơ là, bỏ qua.
- 09-02-2022Một loại quả chứa lượng vitamin C "khủng" gấp 2 lần cam và 20 lần táo nhưng thường bị nhầm là rau củ: Giúp ổn định đường huyết, giảm bệnh tim mạch, ăn sống hay nấu chính đều ngon và bổ
- 08-02-2022Nữ nhà báo bị bong gân chân, qua đời vỏn vẹn sau 12 ngày vì thuyên tắc phổi: Cứ ngỡ chẳng liên quan, nhưng sự chủ quan đã cướp đi mạng sống của cô gái theo cách mà ai cũng có thể mắc phải
- 08-02-2022Một loại củ "quốc dân" có giá rẻ bèo, là "thần dược" hạ đường huyết, giảm đau xương khớp và ngăn ngừa bệnh ung thư: Lợi đủ đường nhưng 3 nhóm người này nên tránh
Đời sống ngày càng được nâng cao nên con người cũng dần quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ. Nhìn chung đây là một dấu hiệu tích cực cho thấy con người đã biết tập trung đến những giá trị lâu dài, song bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp như vậy chưa: Khi cơ thể có hiện tượng chảy máu một chút, bạn sẽ bắt đầu sợ bóng sợ gió và khiến bản thân rơi vào trạng thái lo lắng thái quá?
Thực chất, đây chỉ là một phản ứng không đáng ngại của cơ thể và chỉ cần một vài điều chỉnh nhỏ là bạn sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chảy máu chính là lời cảnh báo mà cơ thể đưa ra khi có căn bệnh nguy hiểm đang âm thầm tấn công bạn, vậy nên tuyệt đối đừng bất cẩn mà bỏ qua.
Chảy máu mũi: "Cảnh báo sớm" ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng được hiểu là một khối u ác tính phát triển trong vòm họng. Bệnh thường xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới trên 40 tuổi, tuy nhiên nam giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chảy máu cam là triệu chứng sớm nhất cũng như thường gặp nhất ở những người mắc bệnh ung thư vòm họng. Tình trạng chảy máu mũi đôi khi kèm theo máu trong dịch mũi xảy ra nhiều hơn vào sáng sớm.
Những người bị chảy máu mũi không rõ nguyên nhân sau tuổi trung niên, đặc biệt là chảy máu mũi do hít ngược vào cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Ngoài ra, khi hiện tượng dễ chảy máu cam kèm theo sốt, da xanh xao và thiếu năng lượng, mệt mỏi thì người bệnh cần cảnh giác cao độ với sự xuất hiện của bệnh ung thư máu.
Có máu trong đờm: "Cảnh báo sớm" của ung thư phổi
Dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư phổi là có máu trong đờm. Dữ liệu lâm sàng cho thấy nam giới, trên 45 tuổi và chỉ số hút thuốc cao (kết quả của số điếu thuốc hút mỗi ngày và số năm hút thuốc) đều là những đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư phổi và cần đặc biệt đề phòng.
Khi có máu trong đờm, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức. Đáng chú ý, chụp X-quang ngực trước bình thường cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng mắc ung thư phổi, cần chụp ảnh bên hoặc CT, chụp cộng hưởng từ và làm các xét nghiệm liên quan mới có thể chẩn đoán một cách chính xác.
Tiểu ra máu: "Cảnh báo sớm" ung thư thận
Ung thư thận và ung thư bàng quang là những khối u ác tính phổ biến nhất trong các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Triệu chứng đầu tiên thường gặp là người bệnh bị đi tiểu ra máu. Trong đa số trường hợp, người bệnh không có bất kỳ khó chịu nào khác và hiện tượng tiểu ra máu sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Điều này dễ tạo cho người bệnh những ấn tượng sai lầm, dẫn đến chủ quan, thờ ơ và trì hoãn việc điều trị.
Vì vậy, các chuyên gia đưa ra lời khuyên: Đối với những người trung niên trên 40 tuổi, một khi thấy tiểu ra máu, đặc biệt là tiểu ra máu không kèm theo đau (tiểu máu kèm theo đau phần lớn do sỏi, nhiễm trùng và các yếu tố khác) thì trước hết cần nghi ngờ khối u hệ tiết niệu như ung thư ung thư bàng quang,... không được xem nhẹ triệu chứng đầu này. Ngoài ra, nam giới bị tiểu ra máu sau khi quan hệ cần cảnh giác với bệnh sỏi tiết niệu và ung thư bàng quang.
Máu trong phân: "Cảnh báo sớm" của ung thư ruột
Ung thư trực tràng rất dễ bị chẩn đoán nhầm và thường bị nhầm với các bệnh như rò hậu môn, trĩ, kiết lỵ hoặc viêm ruột, làm chậm chẩn đoán và mất cơ hội phẫu thuật sớm.
Các bác sĩ khuyến cáo tất cả người trung niên và người cao tuổi trên 40 tuổi nên đi khám kịp thời nếu gặp 6 tình trạng sau:
1. Thay đổi thói quen đi tiêu, tăng số lần đi, lượng phân ít hơn
2. Xuất hiện máu trong phân, có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, lẫn với chất nhầy
3. Phân mỏng và phẳng hoặc có rãnh trên dải phân
4. Cảm giác khó chịu dai dẳng ở hậu môn
5. Đau dữ dội ở hậu môn hoặc xương cụt
6. Thiếu máu hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
Xuất huyết âm đạo sau mãn kinh: "Cảnh báo" ung thư tử cung
Xuất huyết âm đạo sau mãn kinh dùng để chỉ hiện tượng chảy máu âm đạo ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Các chuyên gia phụ khoa nhấn mạnh, mãn kinh là quy luật tự nhiên của phụ nữ, ra máu sau mãn kinh là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý trong đó có ung thư, đừng lầm tưởng là "trẻ hóa".
Theo số liệu lâm sàng, khoảng một nửa số ca xuất huyết âm đạo sau mãn kinh là do các bệnh lành tính như polyp cổ tử cung, viêm âm đạo do tuổi tác, u xơ tử cung,… nửa còn lại là do các bệnh ác tính, như ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, u bạch cầu hạt buồng trứng và ung thư nội mạc tử cung… bởi vậy tuyệt đối không được chủ quan.
Đáng lưu ý, chảy máu âm đạo sau khi sinh hoạt tình dục hoặc khám phụ khoa có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như xói mòn cổ tử cung, polyp cổ tử cung, ung thư cổ tử cung.
Tinh dịch có máu: "Cảnh báo sớm" ung thư hệ tiết niệu
Trong trường hợp bình thường, tinh dịch của nam giới không có máu, nếu mắc các bệnh viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo sau, lao mào tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh và các bệnh lý khác thì có thể dẫn đến tình trạng tinh trùng lẫn máu ở mức độ khác nhau. Ngoài ra còn có người mắc chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa do tăng huyết áp hoặc xơ gan cũng có thể thấy tinh trùng máu khi phản ứng dị ứng toàn thân do một số loại thuốc và phấn hoa gây ra.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải cảnh giác với các khối u ác tính. Chẳng hạn, một số nam giới cao tuổi thấy tinh trùng máu tồn tại lâu ngày không biến mất có thể liên quan đến việc ung thư xâm lấn tuyến tiền liệt, túi tinh hoặc niệu đạo.
Cuối cùng, hiệu quả chữa bệnh ung thư phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh có được chẩn đoán sớm hay không, và để đạt được kết quả chẩn đoán sớm, bạn phải luôn chú ý đến những thay đổi tinh vi của cơ thể, trong đó đặc biệt chú ý đến các "cảnh báo" liên quan tới máu.
(Theo Aboluowang)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần