Sau 45 tuổi, đây là 3 thứ bạn cần tích lũy nhiều nhất để có thể an hưởng nửa đời còn lại: Ai có đủ thì chính là phúc
Có đủ 3 điều sau đây, nửa đời còn lại mới được coi là trọn vẹn, mỗi ngày đều thấy thỏa mãn.
- 30-06-2023Cụ bà hơn 100 tuổi vẫn khỏe mạnh, minh mẫn: Bí quyết sống thọ của tôi là không nghỉ hưu!
- 29-06-2023Sống thọ không khó nếu biết làm 5 điều này mỗi sáng: Có lợi hơn cả uống thuốc bổ!
- 24-06-2023Sếp lớn Gucci tiết lộ 6 “công thức” để cơ thể luôn trẻ như tuổi đôi mươi: Nam hay nữ đều dễ áp dụng
Khi chúng ta đã nếm trải những thăng trầm của cuộc đời, vượt qua đủ sắc thái của tháng năm, chúng ta sẽ hiểu điều gì là quan trọng nhất với mình. Muốn có được quãng thời gian tuổi già hạnh phúc, bên cạnh việc sở hữu nền tảng tài chính và cơ thể khỏe mạnh, bạn phải thực sự lưu tâm tới 3 thứ sau đây. Bao giờ có đủ mới được coi là trọn vẹn.
01. Tư duy lạc quan và cởi mở là phúc
Có một câu nói rằng: "Đường trơn thì đi bình tĩnh, gặp chông gai thì từng bước vượt qua".
Hãy giữ một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi việc thì những khó khăn đó sẽ dễ dàng được giải quyết. Bạn đối xử với cuộc đời như thế nào, cuộc đời sẽ thưởng cho bạn như thế nào.
Cuộc đời của Tô Thức (hay còn được biết đến rộng rãi với tên gọi Tô Đông Pha, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống, được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống) chính là cách diễn giải tốt nhất về tính cách lạc quan và cởi mở.
Không có ai vừa sinh ra đã sở hữu một tâm thế tốt đẹp, vững vàng lạc quan, bền chắc trước mọi gian khó. Thời gian đầu, khi thường xuyên phải chịu khổ, Tô Thức cũng sẽ viết ra những áng văn thơ chán chường "Ta hận cuộc đời". Nhưng sau thời gian đó, ông lập tức chấn chỉnh bản thân, thay đổi tâm thế, tự an ủi chính mình khi viết "Con thuyền sẽ qua, và dòng sông cuối cùng sẽ thuận".
Ông sẽ thừa nhận rằng "Người có vui buồn hợp tan, trăng có lúc tròn lúc khuyết", nhưng đồng thời, cũng sẽ tự hài lòng với thực tại "Chuyện này thời xưa khó thực hiện được".
Cho dù những khó khăn trong cuộc sống ảnh hưởng đến tình cảm, nhưng có thể dễ dàng xử lý, sắp xếp lại tâm trí cũng là một loại năng lực.
Trong cuộc sống, khó tránh khỏi những giây phút khó khăn vấp váp, những điều hối hận không thể thay đổi được. Thay vì nuông chiều cảm xúc và hành hạ bản thân, tốt hơn hết là hãy buông bỏ chấp niệm, không tốn thời gian vào những việc vô nghĩa.
Đặc biệt là khi con người đến tuổi già, rất dễ trở nên lo lắng và đa nghi, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu bạn không học được cách buông bỏ sầu lo, bạn sẽ thấy rằng thế giới này tràn ngập nỗi đau. Ngược lại, người sở hữu một tư duy lạc quan sẽ thấy rằng, những điều từng khiến bạn chán nản giờ đây bỗng trở nên bình thường.
Hòa hợp với cuộc sống đời thường, lạc thú vật chất và tinh thần là điều kiện để hưởng hạnh phúc.
02. Nghỉ ngơi tốt là phúc
Đối với những người trẻ, ăn uống và nghỉ ngơi là chuyện bình thường trong cuộc sống, nhưng khi lớn lên, lao vào guồng quay công việc bận rộn không ngừng, họ thấy rằng việc nghỉ ngơi đầy đủ đã trở thành một điều xa xỉ. Tới tuổi trung niên, sức khỏe bị vắt kiệt nên các dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… lại càng trở nên phổ biến.
Năm 2019, hãng nghiên cứu thị trường Wakefield Research ghi nhận khoảng 37% người trẻ Việt bị mất ngủ, khoảng 73% thừa nhận gặp tình trạng căng thẳng (stress) do rối loạn giấc ngủ. Đáng chú ý, 79% người tham gia khảo sát nói không có thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày và trung bình mỗi nhân viên văn phòng dành 10 ngày một năm chỉ để ngủ bù.
Thực tế cũng cho thấy rằng, có khoảng hơn một nửa người cao tuổi thường xuyên bị mất ngủ, đây là tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc hoặc bị tỉnh dậy giữa đêm. Nguyên nhân có thể đến từ sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.
Do đó, với những người còn sở hữu một giấc ngủ trọn vẹn, chất lượng cao, đó chính là món quà quý giá đối với sức khỏe.
Giấc ngủ ngon có thể chữa lành một người về thể chất, cảm xúc và cả tinh thần. Sức khỏe tốt, cảm xúc ổn định và tràn đầy năng lượng là niềm hạnh phúc lớn nhất.
03. Hiếu thảo là phúc
Goethe từng nói: "Dù là vua hay nông dân, chỉ cần gia đình hòa thuận, người đó là người hạnh phúc nhất".
Khi con người già đi, sự cô đơn cũng tăng lên. Môi trường đơn giản xung quanh khó có thể lấp đầy sự trống rỗng bên trong. Ở thời điểm đó, khoảng thời gian có thể bầu bạn với con cháu trong gia đình trở thành liều thuốc chữa lành hữu hiệu nhất.
Có những người sở hữu địa vị cao, tài phú hơn người, nhưng gia đình phân tán, con cháu không hiếu thảo thì họ khó có thể cảm thấy hạnh phúc ở tuổi xế chiều. Còn nếu gia phong hòa thuận thì dù họ chỉ có đủ cơm ăn áo mặc hàng ngày, cuộc sống cũng luôn tràn ngập hạnh phúc.
Vì vậy, một gia đình có những người con hiếu thảo thì mới có thể phát triển hài hòa lâu dài. Được bao bọc bởi tình yêu thương, sự quan tâm và chăm sóc, người già sẽ duy trì bản tính cởi mở và vui vẻ, cảm thấy hạnh phúc trong những năm cuối đời.
Lời kết
Tiền tài hay vật chất đều là mục tiêu của con người lúc tuổi trẻ. Trên thực tế, mãi đến sau này, người ta mới nhận ra rằng mọi thứ bên ngoài đều là giả. Chỉ có một cuộc sống hạnh phúc mới là điều quan trọng nhất.
Muốn làm được như vậy, bên cạnh yếu tố sức khỏe, việc sở hữu một thái độ sống lạc quan, cởi mở, ngủ ngon giấc, con cháu hiếu thảo, gia đình hòa thuận… chính là những mong muốn không thể bỏ qua của hầu hết người trung niên.
Khi tinh thần, thể chất và tâm hồn đều được thỏa mãn thì cuộc sống tự khắc sẽ đầy đủ và thoải mái.
*Nguồn: Sohu
Phụ nữ số