MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau 50 tuổi, người biết duy trì “5 đơn thuốc trường thọ” này cơ thể được trẻ hoá, sống thọ bên con cháu

02-09-2023 - 23:05 PM | Sống

Sau 50 tuổi, người biết duy trì “5 đơn thuốc trường thọ” này cơ thể được trẻ hoá, sống thọ bên con cháu

Thường xuyên duy trì ‘5 đơn thuốc trường thọ’ này, bạn sẽ không lo lắng phải vướng bận con cái khi về già.

Nhịp sống gấp gáp khiến nhiều người không còn thời gian chăm sóc cơ thể. Điều đó khiến cơ thể dễ bị tổn thương, tích tụ mỗi ngày và cuối cùng sinh ra bệnh tật. Đừng đợi đến khi bạn chẩn đoán ra bệnh thì mới hiểu được vai trò của sức khỏe. Mỗi ngày nên bắt đầu chăm sóc cho bản thân bằng những "đơn thuốc trường thọ" đơn giản và thiết thực nhất.

1. Ngâm chân với nước ấm 

Bàn chân tuy xa tim nhất nhưng lại là nơi tập trung nhiều huyệt đạo, kinh mạch quan trọng cho sức khỏe. Không phải tự nhiên mà nơi đây còn được mệnh danh là “trái tim thứ hai”.

Để chống mệt mỏi, phòng và chữa cảm cúm và một số chứng bệnh khác, từ xa xưa, y học cổ truyền đã có phương pháp ngâm chân. Ngâm chân nước ấm với dược liệu không những có tác dụng giảm mệt mỏi, đau nhức, mà còn có hiệu quả trị một số bệnh mạn tính, khó chữa. Đặc biệt có tác dụng cải thiện tuần hoàn não, hệ thần kinh thực vật và hệ thống miễn dịch.

Để nâng cao sức khỏe của bộ phận này, nên thường xuyên ngâm chân vào khoảng 8 giờ mỗi tối. Điều này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu khắp cơ thể, tăng nhiệt, tăng hoạt động của tế bào, giảm mệt mỏi suốt cả ngày. Ngoài ra, ngâm chân trước khi đi ngủ còn có tác dụng kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân, có lợi cho sức khỏe của thận.

Sau 50 tuổi, người biết duy trì “5 đơn thuốc trường thọ” này cơ thể được trẻ hoá, sống thọ bên con cháu - Ảnh 1.

2. Đi bộ mỗi ngày 

Theo một nghiên cứu trên tạp chí PLoS Medicine, đi bộ 11 phút mỗi ngày là đủ để kéo dài tuổi thọ thêm 2 năm. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Đại học Sydney (Australia) cũng kết luận rằng việc đi bộ thay vì ngồi trong một tiếng đồng hồ sẽ giảm 14% nguy cơ tử vong sớm, tương đương khoảng 9 năm.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên 70.000 người từ Trường Y tế Công cộng Harvard cho thấy đi bộ 1 giờ mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Trên thực tế, đi bộ còn đem lại nhiều tác dụng hơn thế. Khi được vận động bằng cách đi bộ, cơ thể sẽ được cải thiện lưu thông máu, đồng thời nó cũng có thể cải thiện chức năng tim phổi, thúc đẩy tiêu hóa đường tiêu hóa, giải phóng áp lực cuộc sống .

3. Ăn chậm, nhai kỹ 

Một nghiên cứu do Bệnh viện trực thuộc Trường Y Đại học Chiết Giang trên 644 tình nguyện viên tham gia cho thấy, những người ăn nhanh thường có chỉ số khối cơ thể, vòng eo và lượng mỡ nội tạng lớn hơn những người nhai chậm. Ngoài ra, những người ăn nhanh tăng 66% nguy cơ béo bụng và tăng 65% nguy cơ béo phì.

Một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 200.000 người cũng cho thấy ăn nhanh là một yếu tố góp phần khởi phát bệnh tiểu đường.

Ăn nhanh không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường mà còn tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu. Một nghiên cứu của Ý chỉ ra rằng ăn nhanh, đặc biệt là vào bữa trưa và bữa tối sẽ làm tăng nguy cơ mắc rối loạn lipid máu.

Vì thế, việc giảm tốc độ ăn, nhai chậm có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày và bệnh đường ruột.

Càng nhai kỹ, thời gian để nước bọt trộn với thức ăn càng nhiều hơn, điều này rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Các enzyme trong nước bọt tạo ra phản ứng hóa học ban đầu để giảm tải cho các công đoạn tiêu hóa tiếp theo.

4. Uống nhiều nước 

Cơ thể được cung cấp đủ nước để giữ cho máu lưu thông, đó là nền tảng của một sức khỏe tốt. Uống nước đun sôi mỗi ngày có thể tăng tốc độ trao đổi chất. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 24%. Chỉ uống nước đun sôi trong thời gian dài có thể giúp cơ thể đào thải chất độc, chất thải ra ngoài và giúp giảm mỡ bụng.

Uống một cốc nước ấm khi bụng đói sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng có thể nhanh chóng bổ sung lượng nước đã mất, nhuận tràng, tống các chất chuyển hóa và rác thải ra khỏi cơ thể. Đồng thời, thói quen này cũng giúp làm loãng máu, tránh hiện tượng máu nhớt, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

Tương tự như vậy, nếu uống nước ấm trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng có thể làm loãng máu và tránh tình trạng máu đặc, đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân cao huyết áp và lipid máu cao. Do đó, việc uống nước trước khi đi ngủ là điều cần thiết.

Sau 50 tuổi, người biết duy trì “5 đơn thuốc trường thọ” này cơ thể được trẻ hoá, sống thọ bên con cháu - Ảnh 2.

5. Giữ tâm trạng lạc quan

Theo một nghiên cứu tại Đại học Harvard, những phụ nữ có suy nghĩ tích cực đã giảm thiểu rủi ro tử vong vì một số bệnh như ung thư, bệnh tim, hô hấp, đột quỵ, nhiễm trùng… Nguyên nhân góp phần kéo dài tuổi thọ của họ chính là ý thức thực hiện lối sống lành mạnh cao hơn so với nhóm người ủ rũ và buồn rầu. Tâm trạng tích cực giúp họ duy trì thói quen tập thể dục, ăn uống điều độ và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Có thể thấy, thái độ và tâm trạng tốt có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất. Có một tâm trạng tốt cũng quan trọng đối với sức khỏe không khác gì chế độ ăn uống và tập thể dục. Sức khỏe cũng giảm sút khi tâm trạng xuống thấp, và ngược lại. Vì vậy, nếu bạn muốn giữ gìn sức khỏe, ngoài việc chú ý đến thời gian tập thể dục hàng tuần, bạn cũng nên chú ý đến những điều hạnh phúc xung quanh.

Trong khi đó, nếu bạn suy nghĩ tiêu cực, não sẽ làm suy yếu các phản ứng miễn dịch với các loại vắc-xin khác nhau và việc điều trị bệnh sẽ cần nhiều thời gian hơn. Tính khí thất thường và cáu kỉnh sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì vậy, hãy điều chỉnh tâm lý, luôn vui vẻ và bớt buồn phiền, chán nản.

Đinh Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên