MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau bao lâu thì các vật dụng quen thuộc như thớt, đũa hay khăn tắm phải thay mới? Câu trả lời sẽ khiến bao người "giật thon thót" vì trữ ổ bệnh lâu đến vậy

12-08-2020 - 11:23 AM | Sống

Tất cả mọi thứ đều có hạn sử dụng, kể cả những đồ vật gia dụng hàng ngày của chúng ta. Nếu không thay mới chúng sớm thì ắt hẳn, bạn đang tự “rước” thêm bệnh vào người.

Có lẽ đối với nhiều gia đình, chuyện có lối sống khoa học và sạch sẽ chỉ dừng ở việc lựa chọn thực phẩm sạch. Họ thật sự chưa chú ý đến những dụng cụ có liên hệ trực tiếp đến quá trình chăm sóc sức khỏe như thớt, đũa hay khăn lông khi tắm… Chính vì vậy nên hầu như ai cũng dùng mãi các dụng cụ đó, miễn chưa hư hỏng thì vẫn còn giá trị.

Nhìn chung mọi thứ đều có hạn sử dụng, một khi đã hết hạn thì không thể sử dụng được nữa. Bởi nếu cố gắng dùng tiếp vì muốn tiết kiệm hay tiếc của, bạn đang tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản và gây bệnh cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh đáng sợ như ung thư. Vậy nên, một khi những vật dụng sau chạm đến thời hạn sử dụng thì bạn tuyệt đối phải vứt đi ngay:

Trong nhà bếp

- Thớt

Khi thái thực phẩm sống, vi khuẩn trong chúng sẽ còn sót lại cho dù bạn rửa sạch thế nào đi nữa. Đến lúc đặt đồ chín lên cắt thì bạn đã vô tình làm nó bị nhiễm khuẩn, ăn vào sẽ khiến cơ thể mắc tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, ung thư gan cùng vô số các bệnh khác. Càng có nhiều vết xước trên thớt thì mức độ nhiễm khuẩn càng lớn.

Sau bao lâu thì các vật dụng quen thuộc như thớt, đũa hay khăn tắm phải thay mới? Câu trả lời sẽ khiến bao người giật thon thót vì trữ ổ bệnh lâu đến vậy - Ảnh 1.

Thớt là nơi bẩn nhất trong nhà bếp mà hầu như bà nội trợ nào cũng không biết.

Do vậy, chị em hãy cố gắng thay thớt mỗi nửa năm một lần, nếu phát hiện có nấm mốc xuất hiện thì phải vứt càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên mua 2 thớt, một loại thái đồ sống và một để thái đồ chín, sau khi dùng xong thì nên khử trùng ngay bằng nước sôi.

- Giẻ lau

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một chiếc giẻ mới dùng khoảng 1 tuần trong nhà sẽ chứa khoảng 2,2 tỷ vi khuẩn. Đặc biệt là nếu dùng ở khu bếp – nơi chứa đầy vi khuẩn bậc nhất trong nhà, sẽ khiến số vi khuẩn này tăng vọt. Nguy hiểm hơn là còn tăng nguy cơ làm các bộ đồ ăn bị nhiễm khuẩn .

Thế nên các bà nội trợ tuyệt đối không được dùng mãi một chiếc giẻ rồi lau mọi nơi, phải vứt rồi thay mới ngay. Hàng ngày nên khử trùng giẻ bằng cách vò trong nước nóng khoảng 2 – 3 phút, sau vài tuần nếu có điều kiện thì mua khăn mới. Hãy mua nhiều khăn cho nhiều mục đích khác nhau, sử dụng màu sắc để phân biệt để tránh lây nhiễm chéo.

- Đũa

Mỗi lần rửa đũa thì trên đũa sẽ nứt đi một tí mà mắt thường khó nhìn thấy được. Chưa kể nếu không được lau khô thì đũa còn sản sinh ra Escherichia coli, aflatoxin, Helicobacter pylori, Staphylococcus aureus – những chất gây ngộ độc và ung thư được WHO cảnh báo. Khi ăn phải thì chúng sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày, đường ruột gây những bệnh đáng sợ.

Sau bao lâu thì các vật dụng quen thuộc như thớt, đũa hay khăn tắm phải thay mới? Câu trả lời sẽ khiến bao người giật thon thót vì trữ ổ bệnh lâu đến vậy - Ảnh 2.

Đũa dù có rửa sạch cỡ nào cũng cần phải phơi nắng thường xuyên để tránh ẩm mốc.

Vì vậy hãy thay đũa khoảng 3 – 6 tháng/lần, thường xuyên chú ý vệ sinh và giữ đũa khô ráo. Cần khử trùng thường xuyên bằng nước nóng, còn những chiếc đũa nào bị mốc thì vứt đi ngay.

Trong phòng ngủ

- Gối

Theo một số nghiên cứu, 10 – 15% trọng lượng gối thường là những hạt bụi có thể gây nên dị ứng hoặc một số bệnh tình dục. Do vậy, Ủy ban về giấc ngủ khuyến cáo mọi người nên thay lõi gối sau mỗi 6 tháng – 2 năm.

Khi giặt lõi gối hãy ngâm trước trong nước nóng trong vòng 10 phút, sau đó phơi khô là được. Đối với những loại không thể giặt được, bạn nên phơi nắng thường xuyên để tiêu diệt vi khuẩn và bụi bẩn.

- Dép

Một cuộc khảo sát với quy mô hơn 4000 người cho thấy: Hơn 50% người đã sử dụng 1 đôi dép hơn nửa năm, 40% người đã đi từ 1 – 3 năm và 10% đã mang từ 5 năm trở lên. Còn về tần suất vệ sinh dép thì 38,83% người có làm ba tháng/lần, 22,24% làm sáu tháng/lần và 7,41% không hề làm. Đáng sợ hơn, có số ít người còn tuyên bố họ chẳng hề quan tâm đến việc này, cứ mang cho tới khi nó hỏng.

Sau bao lâu thì các vật dụng quen thuộc như thớt, đũa hay khăn tắm phải thay mới? Câu trả lời sẽ khiến bao người giật thon thót vì trữ ổ bệnh lâu đến vậy - Ảnh 3.

Dép là nguồn gây bệnh cho chân lớn nhất nhưng không mấy ai để ý.

Dép đi lâu ngày thường sản sinh hàng triệu vi khuẩn, gây hôi chân, nấm chân cùng các bệnh ngoài da khác. Chưa kể nếu các thành viên trong nhà dùng chung thì sẽ lây nhiễm chéo cho nhau. Để tránh tình trạng này, bạn cần lau chùi dép thường xuyên và phơi dưới nắng. Mỗi khi chuyển mùa thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ rồi đem cất kỹ, còn dép đã quá bẩn không thể chà rửa được nữa thì nên vứt và thay mới.

Trong phòng tắm

- Bàn chải đánh răng

Lông trên bàn chải đánh răng nếu dùng lâu ngày thì sẽ bị xơ và mềm đi. Lúc này không những nó chẳng thể làm sạch răng hiệu quả, mà còn khiến bụi bẩn dễ bám lại trên chân lông. Một cuộc khảo sát cho thấy, bàn chải cứ sử dụng trên 3 tháng sẽ chứa đầy vi khuẩn và gây nên nhiều bệnh răng miệng .

Vậy nên cứ mỗi 2 – 3 tháng thì bạn nên thay bàn chải một lần. Sau khi dùng xong thì rửa sạch sẽ và để nơi khô ráo, không để ở nơi có đọng nước vì các loại bàn chải cao su rất dễ ẩm mốc.

- Các loại khăn mặt, khăn lông

Vào năm 2014, Hiệp hội Dệt may Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát sâu về thói quen sử dụng khăn trong nhà tắm ở 5 thành phố lớn. Họ phát hiện rằng, hầu như ai cũng sử dụng 1 chiếc khăn tắm liên tục hơn một năm, thậm chí có người còn dùng cho nhiều mục đích khác.

Sau bao lâu thì các vật dụng quen thuộc như thớt, đũa hay khăn tắm phải thay mới? Câu trả lời sẽ khiến bao người giật thon thót vì trữ ổ bệnh lâu đến vậy - Ảnh 4.

Theo các chuyên gia nhận định, những loại khăn lâu ngày này đều chứa các sinh vật như Escherichia coli, Candida albicans, Staphylococcus aureus… Một khi cơ thể suy yếu hay có vết xước, chúng sẽ len lỏi vào và gây nhiều bệnh nguy hiểm.

Dù có tiết kiệm đến mức nào thì bạn cũng nên thay khăn 3 tháng/lần, thường xuyên giặt và để ở nơi khô ráo. Lúc nào trời nắng thì đem ra phơi và nhất là không được dùng chung khăn với người khác. Tốt nhất là đối với những mục đích khác nhau thì dùng khăn khác nhau.

Theo QQ, Sohu

Theo Minh Võ

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên