Sau "cơn sốt" đất, thị trường bất động sản Cần Thơ hiện ra sao trong mùa dịch Covid-19?
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình thị trường BĐS Cần Thơ hiện giờ khá trầm lắng khi giới đầu tư đang co cụm lại.
- 09-04-2020Gia đình trẻ chật vật mua nhà dưới 2 tỷ ở Tp.HCM, giấc mơ ngày càng xa vời
- 09-04-2020Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Bất động sản ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề, cần thiết hỗ trợ cho thị trường
- 09-04-2020Những giải pháp hữu hiệu vực dậy thị trường bất động sản sau khi dịch Covid-19 đi qua
Đó là chia sẻ của ông Lê Phương Đông, Trưởng văn phòng đại điện Hội Môi giới BĐS Việt Nam, khu vực ĐBSCL.
Gặp khó vì dịch bệnh
Những tháng cuối năm 2019, thị trường Cần Thơ diễn ra sôi động, giá đất tăng nóng. Gá nhà đất nội ô trong khoảng 2 năm nay đã tăng 150% - 200%. Đất ở khu An Khánh, An Bình, Hưng Lợi (quận Ninh Kiều), khu Nam Cần Thơ đều tăng nhanh. Nguyên nhân được giới kinh doanh cho là có nhiều tập đoàn BĐS lớn đến Cần Thơ đầu tư, giới nhà giàu các tỉnh lân cận mua nhà đất cho con em học, tập và những tuyến đường cao tốc, đường sắt cao tốc Tp.HCM - Cần Thơ đều nằm trong kế hoạch triển khai.
Tuy nhiên, hiện tại thị trường không nằm ngoài xu hướng chung, từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 khiến thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP. Cần Thơ diễn ra khá trầm lắng, gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư, môi giới BĐS.
Theo nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án BĐS, môi giới BĐS trên địa bàn TP. Cần Thơ, thông thường sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều khách hàng sẽ tìm mua nhà đất. Thế nhưng, từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc kinh doanh, buôn bán nhà đất gặp rất nhiều khó khăn, các nguồn thu từ BĐS giảm mạnh, do người dân, nhà đầu tư đã hạn chế mua đất, nhà xây sẵn để ở, cho thuê hoặc bán lại.
Do ảnh hưởng dịch, các doanh nghiệp thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn cũng giảm doanh thu. Nhiều đơn vị kinh doanh vay vốn đầu tư thêm vào BĐS và nhờ vào nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chính để dành trả lãi ngân hàng thì nay lại sụt giảm doanh thu nên không còn mặn mà đầu tư BĐS; thậm chí đang có dự định bán cắt lỗ, giảm áp lực trả lãi ngân hàng.
Theo tìm hiểu, thời điểm này nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đồng loạt “than khó” khi không bán được sản phẩm trong khi các chi phí hàng tháng vẫn phải chi ra, hầu hết đều ở trạng thái cầm cự để duy trì hoạt động.
Nhà đầu tư co cụm
Ông Lê Phương Đông, Trưởng Văn phòng đại diện Hội Môi giới BĐS Việt Nam, khu vực ĐBSCL cho biết, hiện nay, tình hình thị trường BĐS Cần Thơ nằm trong xu hướng chung cả nước khi giới đầu tư đang co cụm lại. Các NĐT có xu hướng bán ra những sản phẩm không sinh lời, tập trung vào các sản phẩm thanh khoản tốt. Trong khi đó, một bộ phận còn lại có sẵn tiền đầu tư khi thấy thị trường trầm lắng, giá đất không tăng hoặc giảm nhẹ thì có xu hướng tiếp tục chờ diễn biến thị trường sau khi qua dịch bệnh.
“Thời điểm khó khăn sẽ là lúc sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém; còn những khách hàng “tiền tươi, thóc thật” có thể trụ vững qua giai đoạn này thậm chí có thể mua thêm được những sản phẩm tốt với giá hợp lý do các NĐT bán cắt lỗ, bán sớm để giải quyết các khoản vay ngân hàng”, ông Đông nhấn mạnh.
Cũng theo ông Đông, trước đây, khi thị trường tăng trưởng tốt, dù giá mắc hay rẻ các NĐT cũng tham gia lướt sóng để kiếm lời. Nay thị trường đi vào bình ổn, ngân hàng kiểm soát nguồn vốn đổ vào BĐS nên các NĐT không tham gia lướt sóng mà chủ yếu là bán chốt lời.
Thực tế cho thấy, khu vực nào có nhiều NĐT tham gia mua sẽ bị đội giá lên cao trong khi khách hàng có nhu cầu ở thực sự sẽ tìm mua những vị trí có giá tương đối ổn định. Như vậy, nhu cầu thực của khách hàng sẽ là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường BĐS trong thời gian tới khi dịch đi qua, và thông tin về thị trường minh bạch hơn.
Theo ông Đông, thị trường BĐS ở Cần Thơ đang gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là thời điểm để sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém, còn doanh nghiệp trụ vững được, sẽ phát triển rất tốt sau đợt dịch bệnh này. Đối với doanh nghiệp, đây là dịp để các doanh nghiệp môi giới BĐS có thời gian xem lại những điểm nào làm chưa tốt. Từ đó, tổ chức tập huấn nhân viên về kỹ năng và sản phẩm, tìm ra những cách tiếp cận khách hàng mới sau khi dịch bệnh qua đi.
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19