MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi thi xong, nếu cha mẹ khéo léo hỏi 3 câu này thì con sẽ rất biết ơn

12-06-2023 - 23:45 PM | Sống

Sau khi thi xong, nếu cha mẹ khéo léo hỏi 3 câu này thì con sẽ rất biết ơn

Lời nói khéo léo của cha mẹ sẽ giúp con có thêm động lực học tập.

Sau khi con thi xong, cha mẹ nào cũng hồi hộp, muốn biết con làm bài tốt không, con sẽ được khoảng bao nhiêu điểm. Nhìn từ góc độ tâm lý, việc phụ huynh hồi hộp, sốt sắng hỏi điểm con cũng không quá khó hiểu. Tuy nhiên, khi được hỏi, rất nhiều đứa trẻ lại tỏ ra cáu kỉnh, cãi nhau với bố mẹ,...

Thực tế, trẻ vừa thi xong, trong lòng vẫn còn có chút luống cuống, nếu cha mẹ vội vàng hỏi điểm ngay thì dễ khiến trẻ nổi cáu. Khi thi xong, trẻ nhẹ nhõm vì hoàn thành được kỳ thi nhưng cũng rất lo lắng về điểm số của mình.

Nếu làm bài thi tốt, trong lòng trẻ sẽ tương đối thoải mái. Nếu làm bài thi không tốt, trong lòng sẽ giống như có một tảng đá lớn. Nếu cha mẹ hỏi về điểm số vào thời điểm này có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ bị căng thẳng, buồn chán và cảm giác tội lỗi vì đã phụ lòng mong đợi của cha mẹ.

Chính vì vậy, sau khi con thi xong, cha mẹ thông minh, tinh tế nên hỏi con 4 câu này thay vì hỏi điểm:

- Con có hài lòng với kết quả làm bài thi không?

Đừng hỏi trực tiếp điểm số mà hãy hỏi thái độ của trẻ với kết quả làm bài. Nguyên nhân rất đơn giản. Khi trẻ hài lòng thì điểm phải tốt, ngược lại, tức là điểm tương đối kém. Dù đứa trẻ không nói cho bố mẹ biết điểm chính xác nhưng thái độ của đứa trẻ đã thể hiện tất cả.

Sau khi thi xong, nếu cha mẹ khéo léo hỏi 3 câu này thì con sẽ rất biết ơn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

- Con định ăn mừng như nào?

Khi trẻ hài lòng với kết quả làm bài thi, trẻ sẽ rất phấn khởi. Lúc này nhiều cha mẹ thường hỏi con muốn phần thưởng gì. Điều này là không nên. Nếu trẻ cứ thi tốt và tiến bộ là lại được thưởng vật chất thì lâu dần trẻ sẽ cảm thấy việc học là để lấy phần thưởng chứ không phải để tiếp thu kiến thức. Trẻ sẽ quên đi mục đích học tập ban đầu và mất đi hứng thú học thực sự.

Vì vậy cha mẹ nên hỏi con theo cách khác, rằng con muốn ăn mừng lần thi tốt này như nào, đồng thời khen ngợi sự tiến bộ của trẻ.

- Con không hài lòng với kết quả thi lần này à?

Nếu con không hài lòng với kết quả thi của mình, cha mẹ đừng trách mắng một cách trực tiếp. "Đây, mẹ đã nói mà không nghe. Mẹ đã bảo bớt nghịch điện thoại, ôn thêm nhiều bài vào. Giờ thì 'sáng mắt' ra chưa"? - Những lời này chỉ khiến trẻ cảm thấy bị cha mẹ chế nhạo, trong lòng càng buồn hơn. Nó chỉ không ảnh hưởng đến tâm trạng học hành của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả mối quan hệ cha mẹ - con cái.

Cách tiếp cận đúng đắn là hiểu suy nghĩ của trẻ, an ủi và động viên kịp thời. "Mẹ thấy lần này con không vui vì bị điểm kém đúng không? Thực ra, một kết quả thi cũng không nói lên được quá nhiều điều" - cha mẹ hãy bắt đầu bằng bằng những câu hỏi như vậy, để trẻ thấy mình được thấu hiểu, qua đó thu hẹp khoảng cách cha mẹ - con cái và hướng dẫn trẻ bộc lộ suy nghĩ thật. Từ đó, cha mẹ cùng trẻ giải quyết những lý do khiến việc học, thi không hiệu quả.

- Con thấy kết quả này có đúng với khả năng của mình không?

Đừng so sánh trẻ với người khác, hãy chỉ so sánh với chính mình. Cách hỏi này của cha mẹ sẽ bảo vệ lòng tự trọng của trẻ để trẻ có thể hiểu rõ hơn về bản thân và biết rằng mục đích của việc học là không ngừng hoàn thiện bản thân, chứ không phải là những so sánh vô nghĩa và điểm số đơn thuần.

Theo Thanh Hương

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên