Sầu riêng vào mùa rộ nhưng ăn thế nào mới đúng cách để vừa khỏe vừa đẹp?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, sầu riêng cũng là một loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ gây hại sức khỏe.
- 17-05-2019Vi khuẩn trong miệng có khả năng sản sinh ra độc tố "di cư" lên não và các bộ phận khác của bạn
- 17-05-20197 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời!
Tạo hóa ban tặng cho chúng ta một mùa hè nóng rực lửa kèm thật nhiều hoa thơm trái ngọt miền nhiệt đới. Càng nắng nóng, trái cây nhiệt đới lại càng được dịp thu hoạch, cho những trái thơm ngon, ngọt ngào đầy mê hoặc. Một trong những loại quả cực quyến rũ đó chính là sầu riêng .
Trong khi không được trồng ở miền Bắc do điều kiện khí hậu, sầu riêng rất thịnh hành ở khu vực nắng nóng như miền Nam nước ta. Loại quả này chín rộ vào mùa hè với hương thơm đậm lưu lại vô cùng khó quên. Và dù là ai, miễn là bạn thích ăn sầu riêng thì vẫn tìm mọi cách để mua loại quả này.
Có một thực tế là nhiều người vẫn e ngại việc ăn sầu riêng vì gây nóng trong, làm nổi mẩn, mụn khắp người. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia), sầu riêng cũng là một loại quả có hàm lượng đường cao, ăn nhiều sẽ gây hại sức khỏe. Khi đường huyết tăng đột biến, bạn dễ bị choáng váng, hoa mắt, đồng thời dễ nổi mụn mẩn nếu cơ địa nóng sẵn.
Để ăn sầu riêng vào mùa hè đúng chất lại an toàn sức khỏe, chuyên gia lưu ý những điều vô cùng quan trọng sau:
Không ăn nhiều sầu riêng một lúc
Như PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đã nhận định, sầu riêng là loại quả rất ngọt, rất nhiều đường. Nếu ăn nhiều sầu riêng một lúc, bạn dễ bị tăng đường huyết đột ngột, dẫn đến nhiều vấn nạn sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm
Việc ăn sầu riêng hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng. Do đó, mỗi lần ăn sầu riêng, người khỏe mạnh bình thường không nên ăn quá 2 miếng một lúc
Nếu ăn nhiều sầu riêng một lúc, bạn dễ bị tăng đường huyết đột ngột, dẫn đến nhiều vấn nạn sức khỏe.
Khi ăn sầu riêng, nên kết hợp với những loại quả có tính mát
Măng cụt, dưa, thanh long… có tính mát, có thể làm hạ nhiệt. Khi ăn kết hợp cùng sầu riêng sẽ điều hòa loại trái cây này, từ đó giúp dễ tiêu hơn, thu được nhiều lợi ích sức khỏe hơn. Cách tốt nhất là cho sầu riêng vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó đem rã đông trước khi ăn. Đợi đến khi sầu riêng mềm thì bạn ăn sầu riêng, sau đó ăn một vài loại quả có tính mát, hoặc có thể xen lẫn.
Không được ăn sầu riêng trong những trường hợp này
Sầu riêng nhiều đường, giàu năng lượng nên không thích hợp cho người đang trong giai đoạn giảm cân, người mắc bệnh béo phì, bệnh nhân tiểu đường .
Người mắc bệnh tim, thận nên ăn cực hạn chế, nên tham khảo ý kiến bác sĩ bởi sầu riêng có nhiều kali, có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Người có cơ địa nóng trong, da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, bị viêm da hoặc mắc bệnh về da… cũng không nên ăn sầu riêng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Phụ nữ mang thai, bệnh nhân huyết áp cao cũng không nên ăn sầu riêng vì loại quả này nhiều đường, tính nóng, có thể gây tăng huyết áp, thậm chí là bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu.
Người có cơ địa nóng trong, da dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, bị viêm da hoặc mắc bệnh về da… cũng không nên ăn sầu riêng vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn.
Không ăn sầu riêng và uống rượu cùng lúc
Do hàm lượng chất xơ và carb cao nên nhiều người thường bị ợ nóng, đầy bụng sau khi ăn sầu riêng. Nếu rơi vào trường hợp này mà còn uống thêm rượu thì hậu quả khôn lường.
Theo Đông y, rượu có tính nóng. Khi uống rượu cùng với sầu riêng cũng có tính nóng, những tác động này bị đẩy mạnh thêm và có thể làm mất cân bằng âm dương của cơ thể, gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài rượu, ăn sầu riêng cũng không được kết hợp với uống bia, cà phê…
Theo Helino