MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siêu dự án Sông Hồng của ông chủ Xuân Thiện tới 25 năm để hoàn vốn

06-05-2016 - 18:07 PM | Bất động sản

Để triển khai dự án, Xuân Thiện phải huy động tối thiểu 7.353 tỷ đồng vốn chủ sở hữu trong khi vốn điều lệ hiện mới chỉ đạt 1.200 tỷ đồng.

Đề xuất đầu tư dự án hơn 1 tỷ đô la, lập tuyến đường thủy xuyên Á dọc sông Hồng của Công ty TNHH Xuân Thiện Thành viên Tập đoàn Xuân Thành đã khiến nhiều tò mò về ông chủ của Xuân Thiện đã làm chấn động dư luận những ngày vừa qua.

Và câu hỏi đang được nhiều người đặt ra nhất là Bầu Thụy sẽ được gì từ dự án này?

Theo như dự toán thì tổng mức đầu tư của siêu dự án là 24.510 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư là 30% và vốn vay là 70% tổng vốn đầu tư, với lãi suất được tạm tính khoảng 9% đối với nội tệ và 4% đối với ngoại tệ.

Bộ Tài chính đã lưu với tỷ lệ đòn bẩy tài chính như trên thì Xuân Thiện cần phải có vốn chủ tương đối lớn lên đến 7.353 tỷ đồng - trong khi vốn điều lệ hiện tại chỉ đạt 1.200 tỷ đồng. Do vậy chủ đầu tư cần chứng minh năng lực tài chính, phương án và khả năng huy động vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án.

Các khoản chi phí trong thời gian thực hiện dự án được tính toán như sau:

Chi phí xây dựng: 8.207 tỷ đồng

Chi phí thiết bị: 4.558,1 tỷ đồng

Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư: 1.230 tỷ đồng

Chi phí quản lý dự án: 69,5 tỷ đồng

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 241,8 tỷ đồng

Chi phí khác: 247,8 tỷ đồng

Chi phí dự phòng: 6.549,4 tỷ đồng

Lãi vay trong thời gian xây dựng: 3.407 tỷ đồng

Hiệu quả kinh tế - tài chính của Dự án:

+ Lợi nhuận thuần (NPV): 1.296 tỷ đồng.

Tỷ số lợi ích/chi phí (B/C) là 7,83%

Thời gian hoàn vốn, kể cả thời gian xây dựng: 25 năm

Nguồn thu của dự án được dự kiến từ bán điện, thu phí luồng tuyến trên từng đoạn, thu từ khai thác cảng. Mức thu phí dự kiến sẽ là 10.000 – 15.000 đồng/tấn đoạn Việt Trì – Yên Bái và 40.000 – 45.000 đồng/tấn đoạn Yên Bái – Lào Cai. Hàng quốc tế sẽ phải trả phí gấp đôi. Chủ đầu tư dự kiến miễn phí 3 năm đầu đối với tất cả các loại phương tiện và miễn phí cho các loại phương tiện dưới 50 tấn.

Được biết, Siêu dự án thủy điện sông Hồng được Cty Xuân Thiện đề xuất với tham vọng tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía Bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288km đường sông và kết hợp làm thủy điện.

Về quy mô dự án, xây dựng các đập dâng nước và âu tàu, nạo vét luồng trên toàn tuyến đường thủy nội địa đoạn Việt Trì – Lào Cai (chiều dài 288 km) kết hợp xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ, kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp đảm bảo cho tàu 400 tấn và sà lan 600 tấn lưu thông quanh năm.

Mặc dù chưa đề ra địa điểm đặt 6 thủy điện trên sông Hồng, đề án của Cty Xuân Thiện đã định hướng làm 7 cảng và âu tàu trên dọc tuyến thủy lộ, đó là: cảng Phố Mới (Hưng Yên), cảng Apatit và cảng Quý Xa (Lào Cai), cảng Văn Phú (Yên Bái), cảng Ngọc Tháp và Cổ Tiết (Phú Thọ), cảng phía Bắc (Hà Nội).

Mục tiêu đặt ra của nhà đầu tư là cải tạo, nâng cấp tuyến vận tải đường thủy xuyên Á trên tuyến sông Hồng kết nối đồng bộ với tuyến vận tải thủy Hải Phòng – Việt Trì, tuyến Hà Nội – Lạch Giang (Nam Định), cung cấp lượng điện năng đáng kể, tạo động lực phát triển KT – XH cho các tỉnh miền núi phía Bắc, góp phần giảm áp lực vận tải đường bộ, đường sắt trên tuyến Hà Nội – Lào Cai.

Mộc Lan

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên