Siêu xe không số lùi McLaren Artura ra mắt thị trường Việt Nam: 4 phiên bản, giá khởi điểm từ 16 tỷ đồng
Theo như thương hiệu siêu xe Anh Quốc công bố, McLaren Artura là dòng tên tiên phong khởi động một tương lai nơi công nghệ điện hóa trở thành trọng tâm phát triển của hybrid.
- 27-03-2022Cụ bà U80 người Việt cầm lái Lamborghini Aventador SVJ - Siêu xe 770 mã lực không phải ai cũng 'ghìm được cương'
- 21-03-2022Cận cảnh siêu xe Maserati MC20 mạ vàng đầu tiên trên thế giới ‘made in Việt Nam’
- 05-03-2022Koenigsegg Regera giá gần 200 tỷ đồng chính thức lộ diện, chuẩn bị tham gia 'show diễn' siêu xe đắt đỏ nhất Việt Nam
Hôm nay (29/3), McLaren Việt Nam vừa chính thức cho ra mắt mẫu xe hybrid hiệu suất cao Artura. Không quá ngạc nhiên khi thông tin này đã được hãng thông báo từ trước đó. Theo nhà phân phối, mẫu siêu xe hybrid không số lùi sẽ được ra mắt tại thị trường Việt Nam với 4 phiên bản, giá khởi điểm là 15,9 tỷ đồng.
Theo như thương hiệu siêu xe Anh Quốc công bố, McLaren Artura là dòng tên tiên phong khởi động một tương lai nơi công nghệ điện hóa trở thành trọng tâm phát triển của hybrid. Động cơ đốt trong kết hợp với mô tơ điện bổ sung sức mạnh mang tới tổng công suất 670 mã lực cho mẫu xe này, đặc biệt bộ khung chỉ nặng 1.496 kg, qua đó cho phép Artura tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 3 giây.
Để dễ so sánh, trọng lượng Artura còn nhẹ hơn Lamborghini Aventador dù siêu xe Anh Quốc "mang theo" một hệ thống ắc quy điện cỡ lớn cũng như mô tơ điện gắn kèm. Ở chế độ vận hành thuần điện, xe chạy được 30 km trong khi ở chế độ vận hành song song mô tơ – động cơ, hiệu suất nhiên liệu xe đạt 12,4 lít mỗi 100 km – thông số không tồi với một siêu xe.
Một yếu tố thú vị khác trên Artura là McLaren muốn xe sang số nhanh hơn nên tăng thêm một số tiến (tổng 8) cho hộp số ly hợp kép nhưng bù lại… cắt luôn số lùi. Thay vào đó, mô tơ điện sẽ phụ trách vận hành xe ngược chiều trong điều kiện cần thiết, nhờ vậy giúp xe hạn chế năng lượng tiêu hao trong quá trình truyền tải sức mạnh.
Dù không có số lùi, hộp số trên vẫn đảm trách nhiệm vụ điều chỉnh cả động cơ và mô tơ điện, qua đó cho phép xe vận hành chỉ 1 trong 2 trang bị nếu người dùng mong muốn. Lấy ví dụ khi kích hoạt chế độ EV Mode, toàn bộ động cơ sẽ được tách rời khỏi hệ thống truyền động và được cho phép nghỉ ngơi, tương tự là khi xe vận hành song song mô tơ – động cơ nhưng ở vận tốc thấp, động cơ cũng sẽ được cho nghỉ bởi mô tơ điện đã đủ sức lo liệu khả năng vận hành xe.
Người dùng có 2 cách sạc lại ắc quy điện cho Artura – hoặc là dùng nguồn điện ngoài (80% sạc nhanh trong 2,5 giờ qua nguồn điện thường) hoặc dùng chính động cơ để sạc lại.
Chưa dừng lại, tạm bỏ qua những cải tiến thiên về tính kinh tế nói trên, khả năng tăng tốc của Artura chỉ kém huyền thoại McLaren P1 đúng 0,2 giây (3 so với 2,8 giây từ 0 lên 100 km/h). Tốc độ tối đa của xe được giới hạn ở mức 330 km/h. Phụ trách kìm hãm Artura là phanh đĩa gốm carbon 15,4 inch trước, 15 inch sau và cặp phanh nhôm đơn khối 6 piston. Lốp tiêu chuẩn là loại Pirelli 235/35Z R19 trước và 295/35 R20 sau.
Hệ thống trợ lực lái thủy lực khá truyền thống nhưng được hỗ trợ bởi vi sai điện tử giúp truyền tải mô-men xoắn tức thời không chậm trễ tới trục người lái muốn, đồng thời có khả năng tự khóa dưới sự kiểm soát của người lái để phục vụ khả năng drift.
Nội thất Artura được McLaren miêu tả là "trang sức nhưng thực tiễn" cân bằng giữa tính thẩm mỹ, sang trọng và độ tiện lợi cho người dùng. Artura mặc định dùng ghế chỉnh điện tối ưu hóa tiện nghi nhưng nếu muốn một mẫu xe thể thao thực thụ, người mua có thể thay ghế bằng loại Clubsport chuyên dụng không chỉ nhẹ hơn mà còn khả năng lùi lại nhờ rãnh dưới sàn, qua đó làm giả trải nghiệm tựa lưng thích ứng với tư thế người ngồi.
Pháp luật và bạn đọc