Sinh kế bền vững cho cư dân vùng ven biển Việt Nam
Sự gia tăng các rủi ro từ biến đổi khí hậu đang là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển. Do vậy, xây dựng các sinh kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng ven biển là một nhu cấp bách hiện nay..
-
Trong quá trình phối hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ, không có công thức chung và lời giải chắc chắn đúng. Bất kỳ phương án nào cũng đòi hỏi một mức độ quyết đoán và chấp nhận rủi ro.
-
Gói Hỗ trợ an sinh lần 2 phải được thực hiện kịp thời để nhóm người lao động bị ảnh hưởng nặng nề sẽ vượt qua được thời khắc khó khăn nhất, vào lúc cần thiết nhất…
LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của GS.TS. Trần Thọ Đạt - Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng, Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân với chủ đề: Sinh kế bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Do bài viết có nhiều nội dung và rất dài, nên Tòa soạn chỉ đăng tóm lược dưới dạng một bài báo, độc giả có nhu cầu đọc toàn bộ nội dung có thể xem tại đây.
-----------------
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới phải gánh chịu các tác động tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu và không nơi nào ở Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vùng ven biển. Các thực trạng mà đất nước đang phải đối mặt hàng ngày đó là tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan gồm hạn hán, bão, gió lốc, lũ quét và mưa lớn…
Cũng như những vùng biển khác trên thế giới, ngay cả khi không phải đối mặt với biến đổi khí hậu, vùng ven biển Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều áp lực hiện tại liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội và những thách thức về quản lý bền vững vùng ven biển. Biến đổi khí hậu được dự đoán sẽ làm gia tăng các áp lực lên vùng ven biển Việt Nam trong thời gian tới.
Do chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, tất cả các lĩnh vực và mọi đối tượng ở Việt Nam sẽ bị tác động, nhưng rõ nhất các sinh kế chính của người dân sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp nhất là thủy sản (đặc biệt là nuôi trồng), nông nghiệp, du lịch và vận tải biển. Số liệu cho thấy, khoảng 58% sinh kế ven biển Việt Nam đều dựa vào nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - là những sinh kế phụ thuộc nhiều vào khí hậu và nguồn nước. Các ảnh hưởng có thể gặp đó là mất đất canh tác vì ngập lụt; đất nông nghiệp bị thu hẹp vì xâm nhập mặn; nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất của thời vụ gieo trồng; nguồn lợi thủy hải sản bị phân tán bởi môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng…
Để bài toán sinh kế của người dân vùng ven biển phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu, ngập lụt, rằng cần phải có các giải pháp đồng bộ.
Về phía người dân làm nông nghiệp, cần chủ động đầu tư những giống mới có năng suất cao để trồng trên vùng đất trống; gia tăng đầu tư nguồn lực lao động và phân bón để có năng suất tốt hơn. Còn với các vùng đất nhiễm mặn thì phải tăng rửa mặn cho đất hoặc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản ở các vùng đó ví dụ nuôi tôm…Với các vùng bị thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên thì phải tính toán cẩn thận thời gian gieo trồng và thu hoạch (ví dụ thu hoạch trước mùa lũ, mưa bão), rồi xây dựng cơ cấu cây trồng, con giống cho phù hợp điều kiện thời tiết, nếu cần có thể dừng hẳn hoặc giảm quy mô nuôi trồng ở những vùng có nguy cơ cao.
Đặc biệt, di cư được coi là một biện pháp thích ứng dễ dàng, đơn giản và hiệu quả nhất trước những khó khăn về kinh tế tại địa phương nói chung và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói riêng. Lợi ích chính của việc di cư là giảm được gánh nặng về chi phí cuộc sống tại địa phương, và mang lại thu nhập đóng góp cho gia đình. Các nghiên cứu về di cư gần đây cho thấy, trong giai đoạn 2004-2009, nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ xuất cư dẫn đầu cả nước là những tỉnh nông nghiệp như: Bến Tre (78,3%), Hà Tĩnh (76%), Thái Bình (64,8%), Nam Định (64,5%), …. Đây cũng là những tỉnh đang chịu những ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Một điều dễ nhận thấy là Bến Tre được đánh giá là tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu ở Việt Nam thì cũng là tỉnh có tỷ lệ xuất cư cao nhất cả nước trong 5 năm gần đây.
Tuy nhiên, thích ứng với sự biến đổi ngày càng bất thường của khí hậu là một quá trình liên tục và lâu dài, đòi hỏi nỗ lực và sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao gồm chính phủ, các ngành, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Theo khuyến nghị của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần tăng cường năng lực thích ứng ở cấp quốc gia, địa phương và cộng đồng nhằm thích ứng thành công với biến đổi khí hậu. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng năng lực thích ứng cấp quốc gia/ địa phương và tăng cường thực hiện các biện pháp thích ứng theo ngành.