Số hoá các ngân hàng Việt đang ở mức độ nào?
Các ngân hàng trong khoảng vài năm trở lại đây đã đầu tư không ít cho ngân hàng số. Thế nhưng, quy trình chuyển đổi số, số hóa các hoạt động trong ngân hàng như thế nào và khi nào chuyển đổi số ngân hàng xong thì vẫn là một dấu hỏi lớn.
- 17-04-2022Chuyên gia chỉ ra 3 từ khoá giúp bạn trẻ sớm đạt được trạng thái tài chính mong ước: Đầu tư sớm, Đều đặn, Kỷ luật
- 16-04-2022Nếu đang mắc nợ, hãy vay mượn các mối quan hệ xã hội, tạo khoảng thời gian để tái tạo thu nhập làm lại từ đầu
- 12-04-2022Nên làm gì khi ngân hàng siết cho vay bất động sản?
Theo Thạc sĩ Trương Minh Vũ, chuyên gia về chuyển đổi số ngân hàng cho biết, có 94% các ngân hàng bước đầu triển khai và đang nghiên cứu, xây dựng chiến lược chuyển đổi số. Trong đó, có 59% ngân hàng đã bắt đầu triển khai chuyển đổi số trên thực tế. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai phát triển ngân hàng số ở mức độ chuyển đổi về kênh giao tiếp và quy trình. Chuyển đổi về nền tảng dữ liệu chỉ mới được nghiên cứu, triển khai tại một số ngân hàng tiên phong.
Về các mức độ chuyển đổi số, ngân hàng có 3 mức độ số hóa gồm (1) về giao diện, (2) số hóa theo module và (3) ngân hàng có bản chất số.
3 mức độ số hóa của ngân hàng
Ở mức 1 - số hóa giao diện (front-end- only), chủ yếu các thay đổi sẽ xảy ra ở giao diện người dùng mức độ đơn giản nhất. Trong đó, các ngân hàng xây dựng giao diện web, tạo một ứng dụng với hình thức bắt mắt. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng lõi (core banking) vẫn được giữ nguyên, tổ chức quy trình làm việc, văn hóa vẫn không thay đổi
Ví dụ như các khách hàng có thể để đăng ký thẻ tín dụng trên điện thoại smart phone thông qua hệ thống mobile banking của ngân hàng. Tuy nhiên quy trình làm việc và hệ thống phía sau vẫn chưa được tích hợp đồng bộ, trải nghiệm sẽ không có sự khác biệt đáng kể so với những gì khách hàng mong muốn.
Ở cấp độ 2 số hóa theo module (wrap and digitize), việc số hóa không chỉ dừng lại ở các giao diện cơ bản mà nó còn nâng cao trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, các nhà băng cũng bắt đầu thay thế hệ thống cũ với công nghệ số, tích hợp dữ liệu trên các chức năng và các dòng sản phẩm.
Mức 3 ngân hàng có bản chất số (go digital native): là cấp độ chuyển đổi cao nhất tạo ra ngân hàng số ngay từ đầu với giao diện và hệ thống xử lý hoàn toàn số.
Bước này, các ngân hàng sẽ xác định các sản phẩm và dịch vụ tối thiểu mà ngân hàng có thể cung cấp như tiền gửi, thanh toán hay tín dụng đối với ngân hàng bán lẻ, sau đó tiến hành xây dựng ngân hàng số. Điều này sẽ mang lại trải nghiệm thông suốt cho khách hàng, rút ngắn thời gian xử lý, giảm chi phí giao dịch. Bên cạnh đó, ở cấp độ phát triển này, các nhà băng không bị trở ngại bởi hệ thống cũ và trở nên nhanh nhạy hơn trước những thay đổi nhu cầu người tiêu dùng.
Về mức độ số hóa, có thể nói hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện tại đang ở giai đoạn thứ 2 của cấp độ số hóa theo module (wrap and digitize). Ở bước này, các nhà băng sẽ thay đổi giao diện lập trình ứng dụng (API), nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch trên môi trường số, giảm tiết kiệm chi phí đi lại, giao dịch tần suất nhanh hơn…
Về mức độ phát triển ngân hàng số ở Việt Nam có 3 mức độ phát triển: 1) kênh giao tiếp, 2) quy trình, 3) nền tảng dữ liệu.
mức độ phát triển ngân hàng số ở Việt Nam
Ở Kênh giao tiếp, các nhà băng sẽ tập trung ứng dụng trợ lý ảo, tư vấn dịch vụ 24/7 trên website, trung tâm liên lạc, mạng xã hội, ứng dụng mobile
Về quy trình, các ngân hàng sẽ nâng cấp hệ thống giao dịch trực tuyến, hướng tới việc các tác vụ có thể được xử lý tức thời và tự động.
Đối với nền tảng dữ liệu, các nhà băng sẽ dựng kho dữ liệu lớn (Big Data) dựa trên việc thu thập dữ liệu về hành vi, thói quen người tiêu dùng nhằm thấu hiểu khách hàng của mình. Từ đó, ngân hàng có thể ra quyết định kinh doanh, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa cao. Quy trình quản trị rủi ro của ngân hàng cũng sẽ được số hóa theo hệ thống.
Ngân hàng nào cũng muốn đầu tư ngân hàng số, vì hầu như ngân hàng nào cũng muốn tiên phong mình đi trước, làm trước. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là bao lâu các ngân hàng mới được hái quả?
Theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN 2021 về Phê duyệt kế hoạch Chuyển đổi số ngành Ngân hàng, mục tiêu đặt ra cho các ngân hàng và TCTD là trong trong lộ trình từ 5 -10 năm (2025-2030) sẽ chuyển đổi số, số hóa toàn bộ các hoạt động ngân hàng ít nhất từ 70-90%.
Tuy nhiên để đạt mục tiêu thời gian trên còn rất nhiều thách thức và rủi ro. Một số vấn đề có thể kể đến như việc xác định các tỷ lệ số hóa không đơn giản, các vấn đề pháp lý, nguồn nhân lực, công nghệ, hay chi phí đầu tư và lợi nhuận đem lại là bao nhiêu cho từng giai đoạn chuyển đổi số để phát triển ngân hàng số và còn nhiều thách thức và rủi ro khác khi chuyển đổi số để phát triển Ngân hàng số Việt Nam.
(Còn nữa...)
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Đột phá chuyển đổi số
Xem tất cả >>- Ngân hàng số Digimi - Hành trình 1 năm chinh phục khách hàng từ chiến lược 3E
- Facepay – phương thức thanh toán hiện đại, bảo mật và an toàn
- Nam A Bank nâng tầm Open Banking 2.0 dành cho khách hàng doanh nghiệp
- Số hóa ngành ngân hàng – chiến lược mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng
- Mở tài khoản online nhanh chóng, giải pháp cho doanh nghiệp từ TPBank