MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sốc với “cỗ máy chống tận thế” 4.000 năm tuổi ở Iraq

21-11-2023 - 13:26 PM | Tài chính quốc tế

Một cấu trúc khổng lồ, có hình dạng kỳ quái vừa được phát hiện ở vùng nông thông Iraq được xác định là "cỗ máy chống tận thế", mang yếu tố hiện đại đến kinh ngạc.

Theo Ancient Origins, thiết bị được các nhà khảo cổ gọi là "cỗ máy chống tận thế" là phương tiện cứu sinh có một không hai, giúp người dân cổ đại chống lại những đợt hạn hán tử thần.

"Cỗ máy chống tận thế" được tìm thấy trong cuộc khai quật thành phố cổ Girsu, vốn đã bị nền văn minh Sumer chiếm đóng từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên.

Sốc với “cỗ máy chống tận thế” 4.000 năm tuổi ở Iraq - Ảnh 1.

"Cỗ máy chống tận thế" vừa lộ diện ở Iraq - Ảnh: BẢO TÀNG ANH

Nổi danh với một nền văn minh đi trước thời đại, người Sumer đã chế tạo ra vô số thứ gây kinh ngạc để phục vụ đời sống, trong đó có cỗ máy kỳ lạ nói trên.

"Cỗ máy chống tận thế" thực ra là một công trình quy mô cực lớn gần giống như hệ thống đường ống dẫn nước của người hiện đại nhằm đưa nước từ những địa điểm xa xôi đến phục vụ nông nghiệp nếu xảy ra hạn hán.

Nó giúp chuyển hướng nước từ sông Tigirs và Euphratess vào các kênh dẫn nước vào các giếng và hồ chứa đặt ở trung tâm các khu dân cư. Điều kinh ngạc nhất là nó đã 4.000 năm tuổi.

"Không có ví dụ nào khác về sự tồn tại của một công trình tương tự trong lịch sử cho đến ngày nay. Nó hoàn toàn có một không hai" - kiến trúc sư, nhà bảo tồn Ebru Torun từ Bảo tàng Anh ở Iraq, cho biết.

Công trình có thể đã được xây nên khi quy mô dân số của thành phố cổ mở rộng đi liền với khủng hoảng nước do thời tiết khắc nghiệt ngày một gia tăng. Với trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội so với các nền văn minh cùng thời trên thế giới, người dân ở đây đã tự cứu mình.

Ngoài "cỗ máy chống tận thế", các nhà khảo cổ phụ trách công trình khai quật Girsu còn tìm thấy vô số công trình và hiện vật quan trọng giúp minh họa lịch sử, tôn giáo và chính trị của xã hội Lưỡng Hà thời kỳ đầu.

Theo Anh Thư

Người Lao Động

Trở lên trên