'Sống 1 mình trên núi 1 năm đổi lấy 300 triệu, bạn có đồng ý không?', câu trả lời trúng tuyển của ứng viên
Để kiểm tra năng lực xử lý tình huống của ứng viên, nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng đặt ra những câu hỏi kỳ quặc đến không ngờ.
- 28-03-2023Nhờ quan hệ ‘chắc chân’ trưởng phòng lương 1,2 tỷ/năm, cô gái vẫn bị sa thải sau 1 lỗi EQ cơ bản: Ai cũng nên biết để tránh sai lầm
- 28-03-2023Giới siêu giàu 'chạy đua' tìm cách ‘bất tử’, trẻ hóa cả tuổi của tim: Độ khả thi tới đâu mà sẵn sàng chi hàng trăm triệu USD ?
- 27-03-2023Phụ huynh sẵn sàng chi 45 triệu/tháng để con học tiếng Anh từ lúc...2 tuổi
Giữa thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, nhiều nhà tuyển dụng giờ đây luôn đặt ra những thử thách khó khăn cho người xin việc để có thể sàng lọc được ra ứng viên phù hợp nhất. Bên cạnh bằng cấp, trình độ chuyên môn thì chỉ số EQ, khả năng xử lý tình huống cũng là năng lực được các nhà tuyển dụng cân nhắc nhiều nhất.
Để có thể khảo sát năng lực này của ứng viên, một trong những cách thường được nhà tuyển dụng ưa dùng nhất chính là hỏi ứng viên loạt câu hỏi kỳ quặc đến không ngờ. Trường hợp của chàng trai đến từ Trung Quốc dưới đây chính là ví dụ.
Cách đây không lâu, Tiểu Hắc - một sinh viên đại học vừa mới tốt nghiệp đang lên kế hoạch tìm việc nên đã gửi hồ sơ đến rất nhiều công ty. Rất nhanh chóng, anh nhận được lời mời phỏng vấn từ một tập đoàn lớn. Đúng thời gian thỏa thuận, Tiểu Hắc đến nơi và phát hiện ngoài mình ra còn có 3 ứng viên khác.
Ban đầu, buổi phỏng vấn diễn ra với đúng tiến trình như mọi buổi phỏng vấn khác khi người phụ trách phỏng vấn chỉ hỏi han từng người những vấn đề cơ bản như tốt nghiệp trường gì, điểm yếu điểm mạnh, nguyện vọng lương thưởng... Tuy nhiên, mọi người chưa kịp thở phào nhẹ nhõm thì người phỏng vấn bất ngờ "ném" ra câu hỏi cuối cùng:
"Bạn phải sống một mình trên núi 1 năm, sau đó bạn sẽ nhận được 300 triệu, bạn có đồng ý không?".
Ứng viên đầu tiên suy nghĩ một lúc rồi nói: "Đương nhiên là tôi đồng ý. Là một sinh viên vừa ra trường và tiếp xúc với xã hội không lâu, nếu một năm tôi có thể kiếm được 300 triệu, vậy chẳng phải tính ra một tháng thu nhập của tôi cũng phải hơn 20 triệu rồi ư? Chỉ 1 năm mà thôi, không có vấn đề gì cả".
Người phỏng vấn nghe xong, khẽ gật đầu nhưng không nhận xét gì, sau đó nhìn về phía ứng viên thứ hai.
Ứng viên thứ hai cũng vò đầu bứt tai một khoảng thời gian dài mới đưa ra được câu trả lời: "Tôi cũng đồng ý. Chỉ 1 năm mà kiếm được nhiều tiền như vậy là điều tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Thực sự không có lý do gì để từ chối hết".
Người phỏng vấn vẫn gật đầu và ra hiệu cho ứng viên thứ ba là Tiểu Hắc lên tiếng.
"Tôi sẽ không chấp nhận. Tạm thời không nói đến chuyện tiền bạc, thì việc này thực sự lãng phí thời gian. Tuy rằng 1 năm đó có thể tôi chẳng phải làm gì hết, chỉ cần tự lo cho cuộc sống của mình rồi sau đó là nhận 300 triệu. Nhưng một người không có cái ăn, không có đồ mặc, muốn sinh tồn trên núi là chuyện vô cùng khó khăn.
Hơn nữa, cảm giác bị cô lập tuyệt đối với thế giới bên ngoài liệu có ai chịu đựng nổi không? Ngay cả trong trường hợp bạn chịu được thì 1 năm sau, thế giới đã thay đổi hoàn toàn và bạn thì hoàn toàn chẳng hay biết gì, muốn hòa nhập lại cũng khó. Bạn không thể sống hết phần còn lại của cuộc đời mình chỉ với 300 triệu đấy. Sau khi hết tiền, bạn vẫn phải làm việc, vẫn phải lặn lộn khắp nơi để tồn tại. Mà lúc này, vì thiếu hiểu biết với thế giới bên ngoài, mọi thứ bạn đều bắt nhịp chậm hơn nên đương nhiên, cuộc sống mưu sinh cũng trở nên gian nan hơn".
Sau khi nghe Tiểu Hắc trả lời, người phỏng vấn cho rằng Tiểu Hắc rất thông minh, hiểu rõ vấn đề có thể gặp phải. Một ứng viên biết suy xét trước sau, nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng như vậy là ứng viên mà công ty nào cũng cần. Đó là lý do mà Tiểu Hắc là người duy nhất được tuyển dụng.
Phụ nữ Việt Nam