Sống chậm lại: phương thức dưỡng sinh đơn giản và dễ dàng nhất
Thời đại hiện tại, có quá nhiều người bận rộn, vùi đầu làm việc suốt ngày, mà quên mất ngẩng đầu lên nhìn về phía những vì sao. Sống chậm lại, mới là phương thức dưỡng sinh tốt nhất.
- 11-10-2020Quản gia cho giới siêu giàu: Lương 5.000 USD/tháng, được tặng hẳn xe 190.000 USD nhân kỷ niệm 3 năm làm việc
- 10-10-2020Điều nhỏ bé phi thường luôn nằm ở trong ta, áp dụng những thói quen sau sẽ giúp bạn phát triển bản thân để hạnh phúc và thành công hơn
- 10-10-202030 tuổi tài khoản tiết kiệm bằng 0: Cứ tiêu bạt mạng rồi lại còng lưng kiếm tiền – vết xe đổ quen thuộc nhưng chẳng đàn ông nào chịu tránh
Cuộc sống ngày một tiện nghi đầy đủ hơn, nhưng con người cũng ngày một trở nên bận rộn hơn. Giữa sự hối hả, vội vàng, con người ta dễ dàng bỏ qua những cảm xúc bên trong.
Chúng ta thường hay nói "tranh thủ lúc rảnh rỗi", chẳng qua cũng chỉ là hình ảnh của một chữ "chậm".
Chậm lại, chính là phương thức dưỡng sinh đơn giản và nhẹ nhàng nhất. Cuộc sống, chỉ khi chậm lại, thì mới gọi là "sống".
01
Chậm lại, mới có dư vị
Có người từng nói: "Chúng ta đang sống trong thời đại bán sức khỏe của mình cho thời gian và áp lực. Tổn thương mà bận rộn, nhất là cảm giác vội vã, hối hả, lo âu bên trong tâm lý mang lại có thể còn lớn hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều, kiểu công việc bận rộn tới không có thời gian để ăn để ngủ cho đàng hoàng, chẳng khác nào một hình thức tự hại chính mình."
Thời đại hiện tại, có quá nhiều người bận rộn, vùi đầu làm việc suốt ngày, mà quên mất ngẩng đầu lên nhìn về phía những vì sao.
Sống chậm lại, mới là phương thức dưỡng sinh tốt nhất.
Feng Zikai, một họa sỹ nổi tiếng Trung Quốc thế kỉ 20 chính là điển hình cho một cách sống mang tên "sống chậm". Trước kia ông thường hay phải đi đi về về giữa Hàng Châu và Thạch Môn, vốn dĩ chỉ mất khoảng 2,3 tiếng đồng hồ đi đường bộ, nhưng ông lại lựa chọn ngồi thuyền, mất tới 2,3 ngày. Ban ngày ngồi trên thuyền ngắm phong cảnh, ban tối lên bờ đi dạo, thấy có hứng thú thì sẽ ở lại chơi thêm 1 ngày.
Người khác xem du lịch là "đi cho kịp ngày", nhiều khi đến đến đi đi vội vội vàng vàng, bỏ lỡ rất nhiều phong cảnh bên đường, nhưng Feng Zikai lại khác, với ông, đi là để tận hưởng, là để sống chậm lại một chút.
Khi chúng ta chỉ biết cắm đầu đuổi theo những nhu cầu về vật chất, cuộc sống thực ra sớm đã rời chúng ta mà đi.
Sống thực sự, đó là biết cách nghỉ ngơi.
Cuộc sống, chỉ khi chậm lại, mới có dư có vị.
02
Sống càng chậm, càng có phúc
Một tác gia từng viết trong một cuốn sách của mình rằng: "Hãy để tôi làm bạn với cây cỏ, là người thân với thổ nhưỡng, vậy là tôi đã cảm thấy đủ lắm rồi!"
Làm bạn với đất đai, cỏ cây hoa lá, cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên như vậy, không phải là cái "sống chậm" mà chúng ta đều muốn hướng tới ư?
Cùng là cỏ cây đất đai hoa lá, khi tiết tấu cuộc sống trở nên vội vã, cỏ cây hoa lá sẽ chỉ là để trang trí, đất đai chỉ là nơi ta dẫm lên mà đi; nhưng khi tiết tấu cuộc sống chậm lại, cỏ cây hoa lá chính là thiên nhiên, đất đai chính là sinh kế.
Cái phúc của một người, không nằm ở việc anh ta có bao nhiêu tiền bạc của cải, anh ta có danh vọng địa vị cao tới đâu mà là ở cách anh ta nhìn nhận cuộc sống.
Khi cuộc sống chậm lại, cỏ cây hoa lá có màu sắc, đất đai có sức sống, chim chóc động vật có tình cảm, bất kể là ai, chúng ta cũng đều có thể cảm nhận được sự bình yên và tươi đẹp bên trong đó.
Có câu, dục tốc thì bất đạt.
Cuộc sống không phải là chỉ biết tăng tốc, chỉ biết cắm đầu vào chạy sao cho kịp, mà còn phải học cách chậm lại đúng lúc, thưởng thức và tận hưởng vẻ đẹp của thế giới.
Nếu chỉ biết lao vào chạy, mà bỏ qua hết mọi cảnh vật hai bên đường, cuộc sống như vậy, ý nghĩa nằm ở đâu?
Sống ở đời, hãy học cách "chậm" lại. "Chậm" mới là phương thức dưỡng sinh ít tốn kém và thoải mái nhất.
Cuộc đời còn lại, hãy cố gắng thoát khỏi những thú vui không cần thiết, cho bản thân một kỳ nghỉ, thoát ra khỏi nhịp sống gấp gáp, trải nghiệm nhịp sống chậm rãi, trải nghiệm cái gọi là "sống đích thực".
Trí thức trẻ