Sống chung với tiểu đường không đúng cách, biến chứng có thể dẫn đến MÙ LÒA: Tác hại khủng khiếp nhưng nhiều người lại ngó lơ!
Tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về thị giác, nặng hơn là mù vĩnh viễn. Tuy nhiên không phải bệnh nhân tiểu đường nào cũng ý thức được điều này.
- 13-12-2021Yến mạch là siêu thực phẩm giúp giảm cân nhưng ăn theo 4 kiểu này sẽ bị tăng cân, đặc biệt mỡ bụng ngày càng dày, đường huyết tăng vọt cực nguy hiểm
- 13-12-20213 món ăn này đang âm thầm "bào mòn" xương khớp và làn da, cần từ bỏ sớm kẻo tổn thọ lúc nào chẳng hay
- 13-12-2021"Tắc nghẽn mạch máu" rất sợ động tác này: Kiên trì thực hiện 10 giây mỗi ngày có thể khiến mạch máu sạch như lau!
Đái tháo đường là một vấn đề sức khỏe đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao.
Nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh, chúng ta có thể phải đối mặt với các biến chứng, trong đó có các vấn đề liên quan đến thị lực. Biến chứng về mắt do đái tháo đường nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Cảnh báo biến chứng mù lòa đối với bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đái tháo đường phát hiện kịp thời và được điều trị đạt chuẩn thì hầu hết có thể thoát khỏi nguy cơ mù lòa. Dưới đây là 4 lưu ý để bệnh nhân tiểu đường có thể hạn chế rủi ro:
1. Khám mắt
Điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường thường sẽ mang lại kết quả tích cực hơn. Phần lớn bệnh nhân bị mù lòa là do tổn thương quá nặng không thể phục hồi. Bởi vậy phòng ngừa là mắt xích quan trọng nhất. Hơn nữa chi phí phòng ngừa sớm thấp hơn nhiều so với điều trị muộn và hiệu quả cũng tốt hơn.
2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Bất kể loại bệnh tiểu đường nào, không cần biết diễn biến của bệnh bao lâu, chỉ cần được kiểm soát chặt chẽ đường huyết thì các biến chứng cũng sẽ được hạn chế. Đặc biệt ở giai đoạn đầu tiểu đường, nếu có thể kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu thì thị lực của hầu hết bệnh nhân sẽ không bị suy giảm.
3. Điều trị tận gốc
Nhiều bệnh nhân sử dụng phương pháp phẫu thuật laser để điều trị sau khi phát hiện tổn thương đáy mắt. Phương pháp này không giải quyết được tận gốc căn nguyên của bệnh lý dẫn đến đường huyết cao dễ bị tái phát sau điều trị.
Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, chúng ta nên điều trị tận gốc của vấn đề bằng cách thay đổi chế độ ăn và làm theo chỉ định của bác sĩ. Việc kiểm soát đường huyết là yếu tố căn bản để duy trì sức khỏe của chúng ta.
4. Thay đổi lối sống
Nghiên cứu y học đã chứng minh rằng tỷ lệ mắc các bệnh về võng mạc ngày càng tăng có liên quan đến sự thay đổi trong lối sống. Chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường, giảm vận động và thường xuyên tiếp xúc với kích thích ánh sáng mạnh là những nguyên nhân phổ biến của bệnh võng mạc.
Như vậy, bệnh tiểu đường và những biến chứng của nó, đặc biệt là mù lòa có thể được kiểm soát và hạn chế. Điểm mấu chốt nằm ở ý thức cảnh giác và thói quen sống của mỗi người. Để kéo dài tuổi thọ, bệnh nhân cũng nư người nhà nên lưu ý những điều trên để không gặp phải hậu quả đáng tiếc.
Nhịp sống kinh tế
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều
- 4 loại thực phẩm tiểu đường rất 'thích', ai luôn để sẵn trong bếp thì hãy dè chừng
- Cô gái trẻ nhập viện vì biến chứng tiểu đường: Nguy cơ đến từ một món ăn không có vị ngọt