Sống ở nhà con trai 9 năm, cụ ông không 1 lần bất hòa: Điểm mấu chốt không phải bố mẹ nào cũng làm được
Sau khi sống chung nhà với con trai, con dâu nhiều lần, cụ ông U70 nhận ra nhiều điều quan trọng giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình.
- 09-11-202370 tuổi cả đời tích cóp từng đồng mong an dưỡng tuổi già, giờ 3 con trai bắt bố ký giấy chia tài sản
- 09-11-2023Tự hào con trai mở nhà hàng lớn, cha mời người quen đến khoe và cái kết sững sờ
- 08-11-2023Không cho con gái vay tiền nhưng đưa con trai 500 triệu mua nhà, tôi ung dung mình chẳng thiên vị vì 1 nguyên do
Người già có nhiều lựa chọn trong khoảng thời gian nghỉ hưu, hưởng phúc. Có người chọn sống trong viện dưỡng lão, sống 1 mình nhưng cũng không ít người chọn ở bên con cái để tuổi già thêm vui. Tuy nhiên, có người lại vướng vào mâu thuẫn với con cái khiến tình cảm rạn nứt, con cái dần trở nên xa cách.
Ông Tần (66 tuổi, đến từ Bắc Kinh, Trung Quốc) lại có cuộc sống hoàn toàn khác. Dù đã sống chung với con cái 9 năm, ông vẫn chưa bao giờ vướng vào những mâu thuẫn, bất hòa trong gia đình.
Ông Tần và vợ đã quyết định ly hôn từ lúc họ mới ngoài 50 tuổi. Từ đó trở đi, cụ ông này sống cùng con trai để các con tiện chăm sóc khi về già. Cũng kể từ đó, người đàn ông này tự lập ra những quy định riêng cho bản thân để tránh mâu thuẫn với con trong quá trình chung sống. Ông đề cao 2 chữ “tôn trọng” khi ở cùng con cái.
Đầu tiên, cụ ông họ Tần luôn đặt ra những ranh giới cụ thể với các con. Khi chung sống, bố mẹ và con cái thường có những thói quen sinh hoạt khác nhau. Ví dụ, người già thường dậy rất sớm, đi ngủ sớm, trong khi đó người trẻ thường ngủ muộn hơn và buổi sáng dậy muộn 1 chút. Để không ảnh hưởng tới giờ giấc sinh hoạt của con cái, ông Tần tự phân chia 1 phạm vi hoạt động tương đối cố định trong nhà cho mình. Thường ông chỉ sử dụng phòng ngủ , phòng tắm và nhà bếp. Ông không bao giờ tùy tiện vào phòng con cái, nhất là khi các con có mặt ở phòng. Nếu muốn gặp con để trò chuyện, ông sẽ đợi ở phòng khác. Nếu có việc gấp ông gọi cửa trước để báo cho các con. Gần như cụ ông U70 chỉ vào phòng các con khi cần dọn dẹp.
Ông Tần coi đây là sự tôn trọng tuyệt đối dành cho các con. Vì vậy, ông cũng luôn được con cái coi trọng, yêu thương.
Trong suốt những tháng ngày chung sống, ông Tần không can thiệp vào việc dạy con của con trai. Ông nghĩ rằng mỗi thế hệ sẽ có cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề khác nhau. Suy nghĩ của ông có thể không phù hợp với xã hội hiện tại nên ông tôn trọng cách dạy con của con.
Bên cạnh đó, ông Tần cũng đề cao việc ủng hộ các con. Khi các con có những dự định mới mẻ trong công việc, ông thường là người động viên, ủng hộ để con có thêm động lực. Dù không thể góp sức, góp của nhưng cụ ông này biết rằng tấm lòng của mình tác động rất nhiều tới con cái. Nếu có sự ủng hộ từ bố, chắc chắn con cái sẽ tin vào bản thân mình và cố gắng hết mình.
Khi sống cùng con cái, ông Tần cũng giữ tính cách phóng khoáng, rộng lượng của mình. Nếu như ông nhận thấy con cái cư xử chưa đúng mực, ông sẽ chia sẻ thẳng thắn chứ không giữ trong lòng. Ông cũng chịu lắng nghe đóng góp, lời khuyên của các con trong mọi vấn đề để có thể sửa đổi và tốt lên mỗi ngày. Nhìn chung, trong gia đình ông Tần, ai cũng phải sẻ chia và thay đổi để hoàn thiện bản thân.
Ông cũng thường “thiên vị”con dâu 1 chút trong mọi hoàn cảnh. Cụ ông U70 này giữ không khí bình yên trong nhà bằng cách khuyên răn con trai không nên nóng nảy với vợ, chỉ cần nhẹ nhàng bảo ban vợ dần dần. Ông cho con trai hiểu rằng không phải ai cũng hoàn hảo, nhất là 1 người phụ nữ phải đảm đương nhiều trách nhiệm như con dâu.
Vì vậy, khi đối phương thiếu sót ta cần lựa lời nói phù hợp để tất cả đều tốt lên chứ không phải giải quyết bằng sự nóng nảy và giận dữ. Cụ ông U70 vô cùng khéo léo, biết cách dung hòa mọi thành viên trong gia đình để không xảy ra mâu thuẫn. Cách suy nghĩ, tư duy của ông rất đáng để học hỏi, để tình thân luôn là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất trên đời.