MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sống tới 127 tuổi, bí quyết sống lâu sống thọ của cụ bà gói trọn trong 4: Kiên trì lao động!

25-08-2021 - 12:49 PM | Sống

Sống tới 127 tuổi, bí quyết sống lâu sống thọ của cụ bà gói trọn trong 4: Kiên trì lao động!

Cụ Điền Long Ngọc có 13 người con, cả 13 người con đều ra đi trước cụ, vậy bí quyết sống lâu sống thọ của cụ là gì?

Ngày 28/9/2020, ở một vùng nông thôn mới thuộc huyện Phượng Hoàng, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, có một cụ già 127 tuổi đã ra đi một cách rất thanh thản và bình yên tại ngôi nhà của mình.

Cụ tên Điền Long Ngọc, cụ sinh năm 1893 tại Phượng Hoàng cổ trấn, một cổ trấn xinh đẹp và nổi tiếng của Trung Quốc.

Đà giang trong xanh giống như một vành đai ngọc bích tuyệt đẹp, bao quanh thành phố cổ kính, nơi cụ Ngọc sinh ra chính là Xikou, thị trấn Phượng Hoàng, nằm ở hạ lưu sông Đà.

Sinh ra trong xã hội cũ, thời bấy giờ, thổ phỉ tràn lan ở đây, dân nghèo sống túng quẫn. Cụ Ngọc khi ấy giúp cha mẹ chặt củi, chăn gia súc và trồng cỏ, ngay từ khi còn rất nhỏ, cụ đã làm những công việc lao động chân tay nặng nhọc.

Mỗi buổi sáng, cụ Ngọc đều đi ra ngoài với một chiếc giỏ nhỏ hoặc mang theo một cây sào, và chỉ về nhà khi mặt trời đã lặn.

Sống tới 127 tuổi, bí quyết sống lâu sống thọ của cụ bà gói trọn trong 4: Kiên trì lao động! - Ảnh 1.

Cụ Điền Long Ngọc (1893-2020)

Năm 18 tuổi, cụ Ngọc được gả sang ngôi làng Xinmin gần đó, kể từ đó, cụ bắt đầu một cuộc sống bận rộn hơn, không chỉ chăm sóc con cái mà còn phải hỗ trợ chồng làm công việc đồng áng.

Sau khi kết hôn, cụ sinh được 13 người con, vì sinh kế của cả nhà, cụ Ngọc ngày nào cũng vậy, bận rộn từ sáng tới tối, hiếm khi có thời gian nghỉ ngơi đàng hoàng.

Ngoài trông con, làm việc nhà, cụ còn phải đỡ chồng làm ruộng, trồng khoai, trồng ngô…

Dù cụ Ngọc luôn rất cố gắng vì gia đình, nhưng thời binh đao loạn lạc, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu cơ sở y tế thuốc thang, cả 13 người con của cụ đều không thể trưởng thành một cách đầy đủ, người con lớn nhất cũng chỉ sống được tới năm 18 tuổi.

Liên tiếp phải trải qua nỗi đau mất con khiến cụ Ngọc rơi vào những nỗi buồn vô tận.

Nhưng, tất cả đều không thể đánh gục được cụ.

Sau khi Trung Quốc giải phóng, cụ nhận nuôi một cô con gái, và đối xử với cô bé như con gái ruột của mình.

Và cuộc sống của cụ vẫn luôn như vậy, vẫn ngày ngày gắn bó với công việc đồng áng, bất kể là dưới cái nắng như thiêu như đốt của mùa hè, hay cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông, người ta vẫn trông thấy bóng dáng lao động miệt mài của cụ Ngọc.

Ở tuổi 80, cụ Ngọc vẫn lao động như bao người. Có người thấy cụ lớn tuổi rồi, khuyên cụ làm ít đi, cụ nói: "Tôi không sợ mệt, không làm việc, về nhà tôi ngủ ngon giấc."

Sau cải cách mở cửa, cụ Ngọc khi ấy tuy đã gần 90 tuổi nhưng sự hăng say lao động thậm chí còn cao hơn, ngoài mảnh đất của mình, cụ còn nhận khoán hàng chục mẫu đất của người khác.

Sau đó, cụ Ngọc thậm chí còn đi làm bảo mẫu khoảng vài năm.

Năm 1976, khi chồng cụ qua đời, cụ từ chối lời mời lên ở với mình của con cháu, một mình sống trong ngôi nhà của hai vợ chồng, tự lo liệu cuộc sống cho mình.

Năm 108 tuổi, cụ vẫn trồng rau, làm vườn, lên núi lấy củi.

Tới năm 2003, vì sơ ý nên ngôi nhà bị cháy, lúc này, ở tuổi 110, cụ Ngọc mới chuyển về ở cùng cháu gái.

Ở tuổi 110 rồi nhưng cụ vẫn không nghỉ ngơi, lúc nào cũng muốn tìm việc gì đó để làm cho đỡ rảnh tay rảnh chân.

Ở tuổi 114, cụ vẫn có thể tự mình nấu cơm đãi khách. Có một lần, một phóng viên tới phỏng vấn, cụ rất nhanh chóng xuống bếp nấu một mâm cơm thiết đãi vị phóng viên đó.

Kiên trì lao động cả đời, có lẽ đó là nguyên nhân chủ yếu giúp cụ Ngọc sống lâu tới như vậy.

Cụ cười nói: "Ngày nào mà không làm việc gì đó là cụ lại thấy bồn chồn, khó chịu."

Sống tới 127 tuổi, bí quyết sống lâu sống thọ của cụ bà gói trọn trong 4: Kiên trì lao động! - Ảnh 2.

Nguyên nhân thứ hai có lẽ chính là tâm thái điềm tĩnh và lạc quan của cụ.

Có người có thể nói cụ Ngọc là người có phúc lớn hiếm có trên đời, nhưng thực ra, cả đời cụ cũng đã phải trải qua những tận cùng của nỗi đau, đặc biệt là nỗi đau mất con, hiếm có ai phải kẻ đầu bạc tiễn người tóc xanh tới tận 13 lần như cụ, đau đớn là vậy, nhưng cụ đều đã vượt qua.

Người hiểu cụ Ngọc đều biết, cụ là một người rất thoải mái, hầu như chưa bao giờ lớn tiếng hay xảy ra tranh chấp với ai, cụ sống rất xởi lởi, không để chuyện gì đó quá lâu trong lòng.

Khi nói tới những chuyện này, cụ Ngọc cười nói: "Tâm rộng thì người béo mà!"

Nguyên nhân thứ ba chính là thói quen sống lành mạnh của cụ.

Mỗi ngày của cụ Ngọc đều trôi qua rất có kỷ luật, buổi sáng 6h ngủ dậy, buổi tối 8h lên giường đi ngủ.

Ăn uống thì cụ chủ yếu ăn ngũ cốc và rau, ít khi ăn thịt. Gia cầm gia súc nuôi trong nhà, cụ không bao giờ tùy tiện mổ thịt chúng.

Sau khi Trung Quốc giải phóng, có người thấy cụ ăn nhiều rau nên khuyên cụ ăn thêm thịt vào, cụ nói: "Tôi toàn ăn thế này, cũng thành quen rồi."

Sống tới 127 tuổi, bí quyết sống lâu sống thọ của cụ bà gói trọn trong 4: Kiên trì lao động! - Ảnh 3.

Con cháu cũng thường hay cho cụ tiền quà vặt, bảo cụ thỉnh thoảng ra phố mua gì đó ăn, nhưng cụ luôn mua rau, mua hoa quả và ngũ cốc, không bao giờ mua mấy món thịt.

Năm 120 tuổi, Chính phủ Trung Quốc đặc biệt cử người tới chúc thọ cụ, cụ tươi cười nói: "Được nhiều người quan tâm như vậy, muốn không thọ cũng khó…"

Có thể thấy, bí quyết trường thọ của cụ Ngọc có thể được tóm tắt trong 12 từ: kiên trì lao động, xởi lởi lạc quan, nhiều rau ít thịt.

Theo Như Nguyễn

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên