Sốt cao độ trên thị trường thép toàn cầu
Giá thép thế giới tiếp tục tăng mạnh khắp nơi trên thế giới, từ Châu Á đến Bắc Mỹ, trong bối cảnh giá quặng sắt không ngừng phá những kỷ lục cao của chính mình khi nhà đầu tư và nhà tiêu dùng đặt cược rằng kinh tế toàn cầu hồi phục sẽ tiếp tục đẩy giá sắt thép tăng mạnh mẽ hơn nữa.
- 01-05-2021Malaysia áp thuế chống bán phá giá tối đa gần 24% đối với thép không gỉ cán nguội từ Việt Nam
- 01-05-2021Thị trường ngày 1/5: Giá dầu, vàng, thép, quặng sắt đồng loạt giảm, palađi vượt ngưỡng 3.000 USD/ounce
- 30-04-2021Xuất khẩu sắt thép tăng mạnh khi giá bùng nổ
Thế giới bên ngoài Trung Quốc cuối cùng cũng bắt nhịp kịp với "Gã thép khổng lồ của Châu Á" khi sự hồi phục trên toàn cầu thúc đẩy làn sóng mua vào mạnh mẽ trên khắp tất cả các thị trường, trong khi sản lượng không theo kịp.
Vào năm 2020, sản lượng thép không gỉ của Mỹ đã giảm 17,3% so với năm trước đó. Nhập khẩu trong cùng thời điểm cũng thấp hơn đáng kể. Các nhà phân phối và trung tâm dịch vụ đã không bổ sung thêm hàng trong thời gian này. Do đó, khi mức độ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ô tô và đồ điện gia dụng tăng lên, hàng tồn kho của các nhà phân phối trên khắp nước Mỹ nhanh chóng cạn kiệt, đáng chú ý nhất là các sản phẩm dạng cuộn và dạng tấm. Trên thực tế, nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục phục hồi vào nửa cuối năm 2021 nhờ vào các chính sách đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ gây thêm áp lực cho các chuỗi cung ứng vốn đang gặp khó khăn của quốc gia này.
Các lĩnh vực như sản xuất và xây dựng đang tăng trưởng mạnh mẽ do các chính phủ đã cam kết đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng theo lộ trình thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại sau đại dịch Covid-19.
Đơn đặt hàng của các nhà máy thép đã đầy kín khi người mua nỗ lực tìm cách mua thép sau một năm phải sản xuất cầm chừng và bỏ trống công suất sản xuất. Trong khi đó, các mỏ khai thác quặng sắt hàng đầu thế giới đã bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến hoạt động nên vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cú sốc nguồn cung cách đây hai năm.
Bốn chi tiết và biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy thị trường kim loại màu đột ngột sốt nóng như thế nào.
Vai trò định giá (của những gã khổng lồ ngành thép)
Giá thép cuộn cán nóng (HRC), một sản phẩm tham chiếu cho toàn bộ thị trường thép, đã tăng gấp 3 lần trên thị trường Bắc Mỹ so với mức thấp khi đại dịch Covid-19 mới xảy ra (tháng 5/2020); giá ống thép dùng trong xây dựng cũng có mức tăng tương tự và hiện cao gấp 3 so với tháng 8/2020. Ở Châu Âu, giá cũng tăng vọt. Tại Trung Quốc, nhu cầu đã tăng mạnh mẽ trong suốt gần một năm qua khiến giá thép trở nên đắt đỏ nhất kể từ 2008.
Giá quặng sắt tham chiếu trên sàn Đại Liên kết thúc tháng 4/2021 ở mức 1.158,5 CNY (tương đương 178,64 USD)/tấn, đưa mức tăng từ đầu năm tới nay đạt 33,5%.
Cùng với xu hướng giá thế giới, trên thị trường trong nước, giá thép xây dựng hiện đã lên tới khoảng 16,5 - 17 triệu đồng/tấn, cao hơn khoảng 40% so với cùng thời điểm này năm ngoái. Không chỉ có thế, giá dù đã cao nhưng liên tục thay đổi.
Giá thép trên tất cả các thị trường lớn đều vọt lên mức cao kỷ lục nhiều năm
Các nhà sản xuất thép là những người đột nhiên được hưởng lợi từ hiện tượng này, sau một năm vô cùng khó khăn trước đó. Posco của Hàn Quốc, một trong những nhà cung cấp thép hàng đầu thế giới ngoài Trung Quốc, vừa công bố lợi nhuận quý I/2021 cao nhất kể từ 2011 và dự kiến xu hướng hồi phục của ngành thép sẽ còn tiếp diễn trong 6 tháng cuối năm nay nhờ những chương trình kích thích kinh tế và triển khai vắc-xin ngừa Covid-19 trên khắp thế giới.
Nhu cầu hồi phục trên toàn cầu
Nhu cầu thép toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5,8% trong năm nay và đạt mức cao hơn so với trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, theo nhận định của Hiệp hội Thép Thế giới (WSA). Tiêu thụ thép của Trung Quốc - chiếm khoảng một nửa tổng tiêu thụ thép toàn cầu, sau khi đạt mức cao kỷ lục như hiện tại thì dự báo sẽ còn tiếp tục tăng, trong khi tiêu thụ ở phần còn lại của thế giới cũng hồi phục mạnh mẽ.
Nhu cầu thép tăng mạnh ở cả Trung Quốc và các nơi khác
"Các đơn hàng (mà các hãng sản xuất thép nhận được) thực sự là có thời gian rất dài, một số nhà máy cho biết họ đang bán các hợp đồng kỳ hạn giao quý 3 hoặc thậm chí là quý 4/2021", nhà phân tích Tomas Gutierrez của công ty nghiên cứu Kallanish Commodities cho biết. Theo ông: "Thị trường rất lạc quan về nhu cầu trong năm nay khi có sự hồi phục mạnh mẽ sau Covid-19 và nhiều kế hoạch kích cầu. Nhu cầu ở bên ngoài Trung Quốc vào tháng 4/2021 đã cao hơn so với cùng tháng của rất nhiều năm trước".
Trên thị trường Việt Nam, sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tháng 3/2021 cũng đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây so với cùng kỳ. Theo đó, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 3/2021 đạt 1.056.710 tấn, tăng 61% so với tháng 2/2021 và tăng 21% so với cùng kỳ 2020. Bán hàng đạt 1.247.582 tấn, tăng gấp đôi so với tháng trước và tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Nguyên liệu giá tăng và khan hiếm
Giá quặng sắt đang hồi phục mạnh mẽ lên gần mức cao kỷ lục lịch sử (mức cao kỷ lục lịch sử là 194 USD/tấn) do các hãng sản xuất thép Trung Quốc duy trì mức sản lượng thép trên 1 tỷ tấn/năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất cao do kinh tế hồi phục.
Giá nguyên liệu thép nhập về Việt Nam cũng tăng mạnh. Tháng 3/2021, giá thép phế nội địa lên đến 8.850 - 9.100 đồng/kg; giá thép phế nhập khẩu ở mức 438 USD/tấn; giá phôi nhập khẩu cũng tăng lên 606 - 608 USD/tấn.
Tính từ đầu năm đến giữa tháng 4/2021, giá nhập thép phế liệu trung bình tăng mạnh 53% so với cùng kỳ năm ngoái lên 403 USD/tấn, theo số liệu của Tổng Cục Hải quan. Điều này dẫn đến lượng nhập khẩu chỉ tăng 5,6% nhưng kim ngạch lại tăng tới 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá quặng sắt twang mạnh do sản lượng thép Trung Quốc cao kỷ lục
Giá quặng sắt tăng cao đã giúp tăng thu nhập của các công ty khai mỏ quặng sắt hàng đầu thế giới, mặc dù họ vẫn đang chật vật trong việc cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành thép. Hãng Vale SA của Brazil trong quý I/2021 đã hoạt động với năng suất thấp hơn hơn dự kiến do xảy xa vụ cháy máy xúc quặng lên tàu ở một mỏ khai thác, làm chậm quá trình hồi phục của hãng này sau thảm họa vỡ đập chứa chất thải năm 2019. Các tập đoàn BHP và Rio Tinto cũng cho biết xuất khẩu trong quý vừa qua sụt giảm do thời tiết ở Australia diễn biến xấu.
Mặc dù Bắc Kinh đặt mục tiêu giảm sản lượng thép trong năm nay, song điều đó dường như khó đạt được khi mà tiêu thụ đang rất mạnh như hiện nay.
Các nhà phân tích của Australia & New Zealand Banking Group Ltd., trong đó có chuyên gia Daniel Hynes viết trong một thông báo gửi tới khách hàng: "Rất có khả năng là các nhà sản xuất thép Trung quốc sẽ đi theo làn sóng của xu hướng tăng hiện nay, tức là sẽ tăng tốc sản xuất, ít nhất là trong năm nay". Làn sóng gia tăng cung cấp quặng sắt đã được ngành thép chờ đợi từ lâu, nhất là từ nhà cung cấp chủ chốt là Brazil, nhưng đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực, nên nguồn cung quặng sắt vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm.
Ngành thép tranh thủ kiếm lời
Trong bối cảnh giá thép không ngừng tăng và Trung Quốc nỗ lực giảm khí phát thải để giảm ô nhiễm môi trường bằng cách hạn chế sản xuất thép, lợi nhuận của các nhà máy thép đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ, theo tính toán của Bloomberg Intelligence.
Biên lợi nhuận của ngành thép Trung Quốc "tiếp tục cho thấy giá quặng sắt sẽ còn duy trì lâu dài ở mức cao như hiện tại", và giá nguyên liệu thép này cần phải giảm xuống thì giá thép mới giảm theo được", nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank of Australia cho biết.
Lợi nhuận của ngành thép Trung Quốc tăng mạnh
Tham khảo: Mining, Bloomberg