Sử dụng protein thực vật hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa thay thế "thịt đỏ" liệu có giúp chúng ta sống lâu hơn? Đây là giải đáp của các nhà khoa học
Những nghiên cứu dưới đây sẽ giúp bạn thấy lợi ích của việc hấp thụ nhiều protein thực vật và các sản phẩm chế biến từ sữa.
- 27-05-2020Lọai chất độc mà WHO khuyến cáo "gây ung thư cực mạnh" hóa ra có trong bếp mọi gia đình, đặc biệt dễ xuất hiện nhiều ở 3 loại thực phẩm này
- 27-05-2020BS nội tiết: Bị tiểu đường không cần ăn kiêng khổ sở, chỉ cần thay đổi thứ tự món ăn là ổn
- 26-05-2020Đây là những cách giúp ngủ ngon vào một đêm hè nóng nực nếu nhà bạn không có điều hòa
Lợi ích của sự thay thế thịt đỏ bằng protein thực vật
Protein thực vật bao gồm đậu nành (đậu nành non edamame), đậu xanh, đậu lăng và các loại đậu khác như đậu phụ, đậu hũ lên men, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt như quinoa... Một số loại rau như bông cải xanh cũng chứa hàm lượng protein cao.
Trong nghiên cứu đầu tiên, theo dõi hơn 37.000 người Mỹ có độ tuổi trung bình là 50, những người ăn nhiều protein thực vật có khả năng tử vong thấp hơn 27% và khả năng tử vong vì bệnh tim mạch vành thấp hơn 29% so với những người hấp thụ một lượng nhỏ protein thực vật.
Tiến sĩ Zhilei Shan đã chỉ ra rằng các loại hạt, cây họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt không chỉ chứa protein. Chúng bao gồm chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa "phytochemical" mà theo ông chúng có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thấp hơn như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Thay thế một lượng calo hàng ngày tương đối nhỏ từ protein động vật bằng lượng calo tương đương từ protein thực vật làm giảm nguy cơ tử vong sớm. Lợi ích về sức khỏe cũng tăng lên khi tiêu thụ nhiều protein thực vật.
Theo kết quả của nghiên cứu sơ bộ, ăn nhiều protein từ nguồn thực vật hoặc các sản phẩm từ sữa thay vì hấp thụ lượng thịt đỏ lớn có thể giúp bạn sống lâu hơn.
"Dựa trên mô hình thống kê, nếu bạn thay thế 5% protein động vật bằng protein thực vật thì điều này có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ tử vong đến gần 50%", tiến sĩ Frank Hu, chủ tịch khoa dinh dưỡng tại Harvard cho biết.
Ông cho biết thêm: "Đó là tỉ lệ rất lớn, điều đó có nghĩa là bạn phải thay thế hơn một phần ba protein động vật mà bạn hấp thụ bằng protein thực vật để có được lợi ích to lớn. Trong cuộc sống hiện nay đối với hầu hết mọi người, điều đó là không thực tế nhưng nó vẫn mang lại lợi ích to lớn khi protein thực vật được sử dụng để thay thế cho protein động vật. Lợi ích rõ rệt hơn được thấy khi thịt đỏ và thịt chế biến được thay thế bằng nguồn protein thực vật".
Nghiên cứu thứ hai cho thấy, việc thay thế một khẩu phần ăn mỗi ngày là thịt đỏ hoặc thịt chế biến bằng các loại thực phẩm như các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt hoặc sữa có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành lên tới 47%.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nam giới, nhìn vào 43.259 người đều là nam tham gia trong nghiên cứu theo dõi của chuyên gia y tế của Harvard, bắt đầu vào năm 1986. Những người đàn ông đã hoàn thành một bản điều tra về chế độ ăn uống của họ 4 năm một lần cho đến năm 2010.
"Trung bình, người Mỹ ăn khoảng 3,5 khẩu phần thịt đỏ mỗi tuần và khoảng một phần ba lượng thức ăn có thịt đỏ hàng ngày", Tiến sĩ Laila Al-Shaar, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. "Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng việc thay thế một phần thịt đỏ bằng các nguồn protein lành mạnh từ thực vật còn có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tim mạch vành ở Hoa Kỳ".
Sự mâu thuẫn giữa những lời khuyên
Các quan chức y tế công cộng từ lâu đã kêu gọi mọi người ăn ít thịt đỏ và thịt chế biến vì nó liên quan đến ung thư, bệnh tim và các bệnh khác.
Tổ chức Y tế Thế giới kết luận vào năm 2015 rằng có đủ bằng chứng để phân loại thịt chế biến là "một trong những yếu tố gây ung thư cho con người". WHO cũng đã phân loại thịt đỏ là loại thức ăn có thể gây ung thư cho con người.
"Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảm thấy chắc chắn về lời đề nghị của chúng tôi rằng mọi người nên có chế độ ăn lành mạnh, nhấn mạnh ăn rau, trái cây, các loại đậu, các loại hạt hay ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và cá", bác sĩ Sanchez cho biết.
Đôi khi những lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe có vẻ như bị mâu thuẫn. Một phân tích về nghiên cứu hiện có được công bố năm ngoái đã không chỉ ra được "bất kỳ sự chắc chắn nào rằng ăn thịt đỏ hoặc thịt chế biến gây ra ung thư, tiểu đường hoặc bệnh tim", nhưng nghiên cứu đó đã bị chỉ trích thẳng thắn.
Bác sĩ Eduardo Sanchez, giám đốc y tế của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cho biết mọi người có thể nhầm lẫn trong hướng dẫn về thịt đỏ và điều thường được coi là chế độ ăn Địa Trung Hải là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết mọi người.
"Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảm thấy chắc chắn về lời đề nghị của chúng tôi rằng mọi người nên có chế độ ăn lành mạnh, nhấn mạnh ăn rau, trái cây, các loại đậu, các loại hạt hay ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và cá", bác sĩ Sanchez cho biết.
"Cuối cùng, có một số điều mà chúng tôi khuyên mọi người nên hạn chế hấp thụ đó là thịt chế biến, carbohydrate tinh chế và đồ uống có đường. Vì vậy, sự kết hợp của nhiều khuyến nghị này chúng tôi tin là đây sẽ những lời khuyên hữu ích giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh nhờ chế độ ăn uống lành mạnh".
Theo CNN