Sức hút đặc biệt: Việt Nam nắm ưu thế vượt trội với trữ lượng đất hiếm thứ 2 thế giới
Theo Reuters, một số công ty đang muốn mở nhà máy tại Việt Nam nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
- 22-08-2023Ngay sát giờ G, hơn 20 nước chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS: Sức hút của 5 ‘con hổ’ vọt lên cao nhất mọi thời đại
- 12-08-2023Tăng 100 tỷ USD từ đầu năm, vốn hoá của Berkshire Hathaway chạm đỉnh: Không phải công ty công nghệ vẫn đứng top đầu, là minh chứng cho thấy Warren Buffett không hề mất đi sức hút
- 10-07-2023Chuyên trang ẩm thực quốc tế đi tìm sức hút của món chả lụa Việt Nam
Tiềm năng của Việt Nam
"Thị trường đất hiếm toàn cầu hiện nay gần như do Trung Quốc độc quyền kiểm soát và ngày càng có thể thấy rõ cần phải có những nguồn cung khác", Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ (NWC) nêu rõ trong một báo cáo từ năm 2013.
Cho tới nay, Trung Quốc vẫn thống trị lĩnh vực đất hiếm và sản xuất nam châm - thành phần chủ chốt phục vụ sản xuất các loại sản phẩm như xe điện, tuốc-bin gió, vũ khí, điện thoại di động, khiến lĩnh vực này có vai trò quan trọng ở mức chiến lược.
Báo cáo của Cục Năng lượng Mỹ dẫn số liệu từ Adamas Intelligences cho biết, Trung Quốc hiện sản xuất 92% nam châm của thế giới trong khi số lượng mà Việt Nam sản xuất mới ở mức 1%.
Tuy nhiên, người trong ngành đánh giá rằng, với trữ lượng đất hiếm chưa khai thác đứng thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc và ngành công nghiệp xử lý non trẻ, Việt Nam có tiềm năng lớn và sự phát triển của Việt Nam rất đáng chú ý. Theo báo cáo của NWC, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới với 22 triệu tấn.
Các nhà sản xuất nam châm đánh giá cao Việt Nam ở khả năng tiếp cận thị trường thông qua hàng loạt thỏa thuận thương mại tự do và ưu điểm về chi phí nhân công.
Họ cũng muốn tiếp xúc gần hơn với các khách hàng đặt trụ sở tại Việt Nam như các công ty sản xuất ô tô và điện tử hiện đang ngày càng lo lắng về mức độ phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung chưa khởi sắc.
Việt Nam là quốc gia duy nhất ngoài Trung Quốc có khả năng thiết lập đầy đủ mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng nam châm, từ khai thác đất hiếm cho tới sản xuất hạ nguồn, cố vấn trong ngành nhận định với Reuters.
Hiện tại, Việt Nam đã đề ra kế hoạch phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đất hiếm, dự tính khai thác 2 triệu tấn quặng đất hiếm mỗi năm. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 866/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tín hiệu tìm kiếm cơ hội đầu tư
Một số công ty sản xuất nam châm Hàn Quốc và Trung Quốc, trong đó có nhà cung cấp của Apple, đang muốn mở nhà máy tại Việt Nam trong bối cảnh hạn chế thương mại gia tăng, giữa nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Reuters đưa tin hôm 22/8.
Theo Reuters, Star Group Industrial (SGI) của Hàn Quốc và Baotou INST Magnetic sẽ tham gia vào nhóm các công ty thuộc nhiều lĩnh vực từ điện tử cho tới ô tô tìm cách điều chỉnh các dây chuyền lắp ráp.
SGI, nhà cung cấp nam châm cho Hyundai Motor (Hàn Quốc) và VinFast tiết lộ với Reuters rằng, công ty này đang đầu tư 80 triệu USD vào nhà máy mới ở Việt Nam với dự định bắt đầu sản xuất vào năm tới.
Nhà máy mới sẽ giúp SGI nâng gần gấp đôi sản lượng 3000 tấn/năm hiện tại mà công ty này có được từ các nhà máy ở Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là một phần trong kế hoạch đối phó của SGI trước các hạn chế thương mại mà Trung Quốc có thể áp đặt.
Trong khi đó, công ty sản xuất nam châm lớn của Trung Quốc INST, nhà cung cấp của Apple, cũng đang xúc tiến kế hoạch mở nhà máy ở Việt Nam.
Reuters cho biết, INST phải tiến hành các bước đi này sau khi các khách hàng của công ty đề nghị đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng. Theo nguồn tin của Reuters, một yêu cầu tương tự cũng được các khách hàng đưa ra với nhà sản xuất nam châm Trung Quốc Magsound.
Nhịp sống thị trường