MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tác hại của trì hoãn trong quản lý tài chính

13-04-2023 - 13:30 PM | Sống

Tác hại của trì hoãn trong quản lý tài chính

Trì hoãn trong tài chính là chủ đề chưa được nhiều người chú ý. Song thói quen này lại ngầm khiến bạn đánh mất nhiều lợi thế tài chính trong tương lai.

"Việc hôm nay chớ để ngày mai", với các quyết định tài chính cũng vậy. Trên thực tế, việc trì hoãn trong quản lý tài chính không phải một khái niệm trừu tượng. Ngược lại, mỗi chúng ta vẫn có thể mắc phải mỗi ngày, từ những việc rất đỗi quen thuộc.

Hậu quả trực tiếp và gián tiếp do trì hoãn trong tài chính

Đã bao giờ bạn rơi vào cảnh định đặt vé máy bay cho chuyến ngao du sắp tới, nhưng lại chần chừ? Bạn ỷ lại vì còn nhiều thời gian rồi chờ nhóm bạn thống nhất lịch trình. Đến khi mở ứng dụng Be để đặt vé máy bay, ai ngờ vé tăng thêm cả triệu đồng. Áp dụng mã giảm giá lúc này cũng chẳng ăn thua!

Đây mới chỉ là một ví dụ đơn giản, thường gặp khi nói về hậu quả do trì hoãn hoạt động tài chính: Các khoản chi tiêu bị lãng phí chỉ vì thói lần lữa, thiếu chủ động trong việc cập nhật những kiến thức tài chính dù là cơ bản nhất.

Về lâu dài, trì hoãn trong việc đưa ra những quyết định tài chính mang tính dài hạn cũng sẽ dẫn đến những sự nuối tiếc. Ví dụ, số tiền bạn có đáng lẽ ra có thể tiết kiệm - đầu tư sinh lời từ sớm, nhưng bạn lại muốn để đến một thời điểm khác "dư dả" hơn mới đem đi gửi ngân hàng. Đây tiếp tục là một quyết định kém hiệu quả.

Có thể làm rõ qua một bài toán đơn giản như sau: Năm nay bạn 25 tuổi và quyết định dành ra 1 triệu mỗi tháng gửi tiết kiệm ngân hàng, hưởng lãi suất 6.8%/năm. Bạn duy trì thói quen này và không rút tiền ra cho tới năm 45 tuổi, bạn sẽ có 498,4 triệu đồng. Nhưng nếu bạn đắn đo và gửi tiền trễ hơn 1 năm, tổng số tiền nhận được sẽ chỉ còn 455 triệu - tức giảm 9%. Cũng là đề bài này nhưng bạn gửi tiết kiệm trễ hơn 10 năm, số tiền chỉ còn 170 triệu - giảm tới 66% so với kịch bản ban đầu. Như vậy nếu gửi trễ 1 năm, bạn đã "đánh rơi" một vé đi châu Âu xem concert Taylor Swift. Còn nếu trễ 10 năm, số tiền để mua nội thất cho cả một căn hộ vừa bay qua cửa sổ của bạn.

Ở góc độ chuyên sâu hơn, chậm trễ trong việc hoạch định tài chính cá nhân còn dẫn tới các khoản chi phí khác mà bạn chưa từng nghe gọi tên bao giờ (nhưng vẫn phải trả phí thường xuyên). Ví dụ, bạn được tặng một thẻ quà tặng trị giá 1 triệu đồng. Thay vì lên kế hoạch sử dụng ngay, bạn cất vào ví và quên mất. Nó hết hạn. Bạn nghĩ dù sao cũng chỉ là "quà tặng", nhưng trên thực tế, bạn đã mất cơ hội để được tiêu 1 triệu đồng ngay lúc đó. Khoản phí này được gọi là chi phí cơ hội trực tiếp.

Trong trường hợp khác, sự trì hoãn có thể ảnh hưởng tương đối nhỏ lúc đầu, nhưng lại gây ra tác động dây chuyền và lớn dần theo thời gian. Bạn thanh toán thẻ tín dụng chậm, bạn trì hoãn trả lãi dẫn đến hồ sơ tín dụng và điểm tín dụng bị đánh giá tiêu cực do thanh đoán nợ chậm trễ. Khi bạn cần vay tiền từ ngân hàng, báo cáo tín dụng sẽ "định danh" bạn như một người vay rủi ro cao, và bạn buộc phải trả một mức lãi suất cao hơn để bù đắp.

"Phá vỡ" thói trì hoãn nhờ các dịch vụ tài chính hiện đại, an toàn

Chưa bàn đến việc bạn lựa chọn phương thức chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm hay đầu tư. Việc quan trọng là cần bắt đầu sớm, với bất kỳ hoạt động tài chính nào. Một động lực đáng tham khảo là nguyên tắc "2 phút", được định nghĩa như sau: "Nếu công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút", hãy làm ngay và "Để tạo một thói quen mới, hãy bắt đầu làm việc trong 2 phút".

Nhiều người trẻ ngày nay cũng đã nhận ra vấn đề này và bắt đầu áp dụng "nguyên tắc 2 phút" để rèn luyện bản thân từ những việc đơn giản. Chẳng hạn như dành ra 2 phút mỗi ngày để học về một khái niệm tài chính, như tiết kiệm, lãi suất kép, tín dụng… Sau đó là lên kế hoạch chi tiêu trong ngày, trong tháng và xa hơn để tránh được những hậu quả không mong muốn do trì hoãn quản lý tài chính cá nhân. Đặc biệt, việc lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu nhanh chóng và an toàn cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đối với họ.

Tác hại của trì hoãn trong quản lý tài chính - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hữu Quang - CEO Cake by VPBank (giữa) chia sẻ tại chuỗi sự kiện Đổi mới tài chính thế giới - WFIS Việt Nam 2023.

Chia sẻ mới đây tại chuỗi sự kiện Đổi mới tài chính thế giới - WFIS Việt Nam 2023, ông Nguyễn Hữu Quang, Tổng giám đốc Ngân hàng số Cake by VPBank nhận định, trong vòng 10 năm tới, hầu hết các giao dịch tài chính sẽ được thực hiện hoàn toàn trên các nền tảng số, giữa làn sóng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam và cả thế giới. Trong xu hướng đó, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ tài chính số một cách dễ dàng qua nhiều điểm chạm khác nhau: từ hệ thống bán lẻ, các kênh thương mại điện tử, đến ứng dụng đa dịch vụ, ứng dụng tài chính... Nắm bắt được nhu cầu cốt lõi của khách hàng, Cake luôn chú trọng phát triển các tính năng hiện đại, nhanh chóng và an toàn bằng cách tối ưu hoá "sức mạnh" của 2 phút trong lĩnh vực tài chính.

Chỉ mất chưa đến 2 phút để mở một tài khoản ngân hàng Cake, cũng chỉ cần 2 phút để mở một thẻ tín dụng và sử dụng được ngay, đồng thời khách hàng cũng có thể ứng tiền nhanh trong 2 phút với dịch vụ mới đây nhất của Cake. Nhờ đó, chỉ sau hơn 2 năm ra mắt, Cake đã có tới 3 triệu khách hàng và dẫn đầu thị trường ngân hàng số về tốc độ tăng trưởng, cũng như số người dùng. Bên cạnh đó, Cake cũng là ngân hàng số có dãi dịch vụ sản phẩm đầy đủ nhất trên môi trường số.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên