MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phúc thẩm “bầu” Kiên: Bị cáo Kiên đề nghị tòa dành 3 tiếng để trình bày

02-12-2014 - 09:05 AM | Tài chính - ngân hàng

Trong phiên xét xử sáng nay 2/12, HĐXX tập trung thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên để làm rõ vai trò bị cáo trong các Công ty.

8h55

Trong đơn trình bày trước HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho rằng: Tòa sơ thẩm không xác định đầy đủ về các số liệu của 5 công ty do bị cáo chịu trách nhiệm cao nhất. 5 Công ty đều được thành lập đúng qui định của pháp luật. Các công ty khi góp vốn và mua cổ phần không chỉ có 5 công ty này mà còn nhiều DN khác mà không bị buộc tôi. 5 công ty được thành lập theo mô hình mẹ con, nên khi thành lập không cạnh tranh với bất kỳ công ty nào. Quyết định việc mua cổ phần của DN khác không phải quyết định của cá nhân tôi.

Tòa sơ thẩm cũng không nhận thấy, tất cả các khoản góp vốn đều được các sở KHĐT các tỉnh cấp giấy phép…. Đến nay, các công ty này đều đang hoạt động bình thường.

8h48:

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị: Trong phiên khai mạc phiên tòa, anh Kiên có nói đã gửi đơn khác đến HĐXX, nội dung đơn khiếu nại không trùng đơn đã gửi HĐXX trước đó. Đề nghị anh cho biết, nội dung đơn gửi Viện Kiểm sát gồm những nội dung gì?

Bị cáo Kiên trả lời: Nội dung đơn này dài 26 trang, tôi đề nghị copy cho các luật sư.

Về tội kinh doanh trái phép, tôi xin HĐXX trình bày nội dung đơn kháng án, vì tôi chưa được trình bày ý kiến của tôi đầy đủ về tội kinh doanh trái phép.

Về đề nghị này của bị cáo Kiên, HĐXX cho biết, muốn dành thời gian cho bị cáo tranh luận sau này để luận tội. Trong phần này, bị cáo trả lời các câu hỏi của HĐXX ngắn gọn, tập trung trọng tâm.

8h38:

Mở đầu phiên tòa, HĐXX nhắc, hôm qua, đại diện UBCK NN, Bộ KH-ĐT hẹn hôm nay có văn bản trả lời HĐXX, hôm nay có văn bản chưa. Tuy nhiên, đến giờ tòa làm viêc vẫn chưa có đại diện của các cơ quan này ở Tòa.

Bắt đầu phần thẩm vấn, HĐXX hỏi bị cáo Kiên: Trong 6 công ty, bị cáo đại diện pháp luật cho những công ty nào?

Bị cáo Tôi đại diện cho 5 công ty, trừ Thiên Nam. Tôi là người chịu trách nhiệm cao nhất với 5 công ty này. Nếu để xảy ra vi phạm tôi là người chịu trách nhiệm, và tôi cũng không muốn ai phải chịu trách nhiệm thay tôi.

Đại diện của Thiên Nam là anh Trung, đến năm 2011 anh Trung mất thì người khác thay ông Trung, ông Trần Vũ Tiến Anh.

- ---------------------------------------------------------------

Trước đó, trong phiên làm việc ngày 1/12, HĐXX đã tập trung thẩm vấn các bị cáo, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan và đại diện các cơ quan Nhà nước để làm rõ vai trò của bị cáo Kiên và các bị cáo khác trong các công ty, trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh doanh trạng thái vàng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng…

Sau gần hết buổi bị cách ly, bị cáo Kiên được HĐXX mời vào phòng xét xử. Tuy nhiên, để đảm bảo sự liền mạch, hệ thống trong quá trình thẩm vấn, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho các bị cáo, HĐXX đã cho phiên tòa nghỉ để bắt đầu phần thẩm vấn bị cáo Kiên vào sáng hôm sau (2/12).

Sáng 1/12, toà tập trung nội dung kinh doanh vàng trái phép. Cấp tòa sơ thẩm nhận định giấy phép kinh doanh của Công ty Thiên Nam chỉ là sản xuất hàng may mặc, thêu ren, xuất nhập các sản phẩm ngành công nghiệp nhẹ, thủ công mỹ nghệ… song hoàn toàn không có chức năng kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái.

Công ty này đã ký thoả thuận với Ngân hàng Vietbank để nhận chuyển giao, kế thừa và tiếp tục thực hiện hợp đồng uỷ thác tài chính giữa Vietbank vớiNgân hàng ACB. Theo đó, tiếp nhận toàn bộ trạng thái kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là kinh doanh vàng trạng thái hoặc kinh doanh giá vàng hoặc kinh doanh vàng ghi sổ, vàng tài khoản).

Quá trình doanh nghiệp này kinh doanh trái phép, tuy bị cáo Kiên không trực tiếp ký lệnh mua bán vàng trạng thái, song lại giữ vai trò quyết định việc kinh doanh bất hợp pháp của doanh nghiệp.

Mặc dù bị cáo Kiên, bị cáo Lý Xuân Hải cho rằng giá vàng cũng là hàng hóa và doanh nghiệp được phép kinh doanh hàng hóa, song theo quy định của pháp luật hoạt động kinh doanh vàng thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện và phải có giấy phép.

Để giải thích rõ cho mô hình kinh doanh “vàng trạng thái”, Lý Xuân Hải, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB, so sánh: “Như cá độ bóng đá, nếu không có bóng đá thì không có cá độ bóng đá; không có kết quả xổ số thì không có lô đề… Nó dựa vào kết quả xổ số nhưng lại không phải là xổ số”.

Bản án sơ thẩm xác định bị cáo Kiên đã thông qua 6 công ty gồm: Công ty CP Đầu tư Thương mại B&B, Công ty CP Tập đoàn tài chính Á Châu, Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, Công ty CP Đầu tư Tài chính Á Châu, Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty CP Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam để tổ chức kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền gần 21,5 nghìn tỉ đồng./.

Phúc thẩm “bầu” Kiên: Bị cáo Kiên được đưa vào phòng xét xử

Phúc thẩm vụ “bầu” Kiên: HĐXX nhắc bầu Kiên giữ bình tĩnh

Bị cáo Kiên đề nghị triệu tập thêm đại diện một số cơ quan, đơn vị

Theo V.H

hangnt

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên