MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietcombank: Phải trích lập thêm 800-1000 tỷ đồng nếu áp dụng quy định DPRR mới

23-04-2014 - 18:27 PM | Tài chính - ngân hàng

"Không lớn so với các TCTD lớn khác," theo lời TGĐ Nghiêm Xuân Thành. "BIDV lợi nhuận thấp hơn ta nhưng trích còn cao hơn."

Phần thảo luận tại Đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, VCB) ngày 23/4 đã mang đến nhiều thông tin thú vị cho cổ đông ngân hàng được coi là hùng mạnh nhất Việt Nam này, đặc biệt là về nợ xấu và kế hoạch thực hiện chỉ tiêu kinh doanh. Sau đây là một số câu hỏi nổi bật về chủ đề này:

Tại sao trong hai năm trở lại đây, VCB chi cả ngàn tỷ đồng xây dựng chi nhánh, phòng giao dịch khắp cả nước?

Vietcombank năm nay sẽ thành lập thêm 15 chi nhánh mới, cộng thêm 1 chi nhánh đang đợi giấy phép tại một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Ba chi nhánh mới thành lập ở Hà Nội trong năm nay đã huy động được trên 1.000 tỷ đồng. Có chi nhánh mới đi vào hoạt động được 12 ngày đã huy động được 1.000 tỷ.

Chênh lệch nợ xấu xác định theo Quyết định 493 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN (thay thế Thông tư 02) là bao nhiêu?

Không lớn so với các tổ chức tín dụng lớn khác. Từ tháng 6/2013, Vietcombank đã yêu cầu các chi nhánh chạy song song hai mô hình xác định nợ xấu. Kết quả là nếu tính theo quy định mới, nợ xấu tăng chưa tới 1% và trích lập dự phòng rủi ro sẽ tăng thêm 800-1.000 tỷ đồng. Phần này đã được đưa vào kế hoạch trích lập dự phòng cho năm 2014.

Về tỷ lệ trích lập dự phòng trên lợi nhuận trước thuế, theo TGĐ Nghiêm Xuân Thành, "BIDV lợi nhuận thấp hơn ta nhưng trích còn cao hơn".

Ông Thành nói các chi nhánh có nợ xấu trên 5 tỷ phải thành lập ban xử lý nợ xấu họp hàng tuần. Hội sở chính cũng yêu cầu năm nay phải giảm mạnh "nợ cần chú ý" (nhóm 2).

Năm nay Vietcombank dự kiến bao nhiêu nợ xấu cho VAMC?

Dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng. Quan điểm là không đẩy hết nợ xấu sang VAMC để giảm tỷ lệ nợ xấu.

Bối cảnh kinh doanh ngày càng khó khăn, Vietcombank sẽ làm gì để đạt chỉ tiêu đề ra?

Năm nay, dù chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 13% nhưng Vietcombank sẽ xin NHNN cho tăng lên 15%.

Bên cạnh đó, 2014 là năm đột phá của Vietcombank trong quan hệ đối tác với Kho bạc Nhà nước. 1/5 tới, VCB sẽ ký với Kho bạc Nhà nước thỏa thuận hợp tác tài khoản thanh toán song biên. Sau thỏa thuận này, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của VCB sẽ dồi dào, nhờ đó giảm giá vốn bình quân, tăng biên lãi ròng (NIM) và lợi nhuận.

Hệ số sử dụng vốn của VCB hiện khoảng 75% sẽ được đẩy lên 80-85%.

Một số chi nhánh hoạt động chưa tốt sẽ bị tái cơ cấu.


Minh Tuấn

tuannm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên