Hy Lạp đau đầu vì nạn "chảy máu" chất xám
Kể từ khủng hoảng tài chính đến nay đã có khoảng 130.000 người rời khỏi quê nhà, theo Lois Labrianidis, người chuyên nghiên cứu về nạn chảy máu chất xám ở Hy Lạp.
- 10-07-2015Hy Lạp: Các máy ATM chỉ còn tiền đến ngày 13/7
- 09-07-2015Du lịch Hy Lạp 'khó thở' vì kiểm soát vốn
- 09-07-2015Hiểu thêm về ELA - "phao cứu sinh" của các ngân hàng Hy Lạp
Nicos là bác sĩ phẫu thuật đang làm việc tại một bệnh viện cấp địa phương ở Hy Lạp. Anh đang đứng trước một quyết định hết sức khó khăn. Vì Hy Lạp rời khỏi Eurozone đã chuyển biến từ một kịch bản chỉ mang tính chất giả định thành nguy cơ thực sự, anh và vợ đã nhiều đêm thức trắng để bàn bạc về điều họ nên làm. “Tôi không nghĩ rằng chúng tôi nên ở lại”, người bố của hai đứa trẻ vừa trở về Hy Lạp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ở Anh, nói. Anh đã hi vọng rằng quê nhà đã hồi phục và muốn những đứa con của mình lớn lên ở đây. Tuy nhiên, những tháng gần đây mọi thứ trở nên quá khó khăn. Nếu Hy Lạp thực sự rời khỏi khối đồng tiền chung, gia đình anh chắc chắn sẽ gặp những điều tồi tệ hơn.
Trên khắp Hy Lạp, những cuộc trò chuyện tương tự đang diễn ra trên bàn ăn của các bác sĩ, luật sư, doanh nhân, kỹ sư và nhiều người khác thuộc tầng lớp trí thức. Trên thực tế, trong 5 năm qua, Hy Lạp đã bị “chảy máu” chất xám. Người Hy Lạp trẻ trung, được giáo dục cao và đầy tài năng đã chuyển sang sống ở Anh, Đức, Mỹ và các quốc gia giàu có khác. Khoảng 180.000 Hy Lạp có trình độ cao (tương đương khoảng 12% lượng người tốt nghiệp ĐH trở lên) hiện đang làm việc và học lên cao nữa ở nước ngoài. Kể từ khủng hoảng tài chính đến nay đã có khoảng 130.000 người rời khỏi quê nhà, theo Lois Labrianidis, người chuyên nghiên cứu về nạn chảy máu chất xám ở Hy Lạp.
Lý do lớn nhất là ở Hy Lạp không có nhiều việc làm cho những lao động có trình độ cao. Một trong những tài sản ẩn của Hy Lạp chính là đội ngũ nhà khoa học: khoảng 3% các nhà khoa học top đầu đến từ Hy Lạp. Tuy nhiên, 85% trong só này sống và làm việc ở nước ngoài.
Mối đe dọa Hy Lạp sẽ phải rời khỏi Eurozone và có thể là cả Liên minh châu Âu (EU) đã thổi bùng lên “giông bão” trong thâm tâm tầng lớp trí thức Hy Lạp – những người vẫn đang bám trụ lại hoặc vừa trở về vì nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, trong các khách sạn và nhà hàng ở Hy Lạp vẫn có rất đông các kỹ sư, luật sư… đang chờ đợi những cơ hội tốt hơn. Trong nhóm ấy còn có cả những sinh viên vừa ra trường mong mỏi có được công việc đầu tiên.
John, một doanh nhân thông minh và tràn đầy năng lượng nói tiếng Anh rất trôi chảy, đã quay trở lại Hy Lạp vào năm 2013 sau khi hoàn thành việc học ở Anh. Anh thành lập một website kết nối công việc cho nhóm lao động có trình độ cao. Dù công ty khởi nghiệp này mới ở giai đoạn bước đầu và gặp phải vô vàn khó khăn như bất cứ công ty khởi nghiệp nào, John cảm thấy khá khó khăn trước các vấn đề như môi trường kinh doanh, đặc biệt là gánh nặng tham nhũng. Trong lớp của Anh chỉ còn 4 người ở lại Hy Lạp và đã có tới 2 người xem xét chuyển đi.
Các giáo viên ở Hy Lạp cũng đang gặp tình cảnh tương tự. Maria theo học ngành sư phạm nhưng vẫn chưa thể đứng lớp. Cô đang đi bán sim card điện thoại.