MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm bội thu của các ngân hàng Trung Quốc

04-11-2014 - 12:09 PM | Tài chính quốc tế

Các ngân hàng Trung Quốc vẫn thu được số tiền khổng lồ bất chấp những “cơn gió ngược” như tăng trưởng kinh tế giảm tốc, khu vực bất động sản lao dốc và hoạt động sản xuất trì trệ.

2014 là năm tồi tệ nhất trong 5 năm gần đây của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng hoạt động M&A sôi động cùng với các đợt phát hành trái phiếu và cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp đã giúp tổng số phí mà các ngân hàng Trung Quốc thu được tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2010.

Các thương vụ lớn của những ông lớn trong làng công nghệ Trung Quốc như Alibaba Group Holding Ltd. và Tencent Holdings dường như đã mở ra một thời kỳ mới cho các ngân hàng Trung Quốc, chấm dứt những năm tháng các doanh nghiệp nhà nước luôn là những khách hàng đem về lợi nhuận nhiều nhất cho các ngân hàng.  


Theo số liệu thống kê của Thomson Reuters, kể từ đầu năm đến nay, giá trị của các thương vụ mà các ngân hàng đầu tư của Trung Quốc đã thực hiện – từ bán trái phiếu đến các vụ mua bán sáp nhập – đã chạm mốc cao kỷ lục 679 tỷ USD, vượt qua con số 544 tỷ USD của năm ngoái. Các công ty Trung Quốc không chỉ niêm yết cổ phiếu trên TTCK New York và Hồng Kông mà Thượng Hải cũng là một lựa chọn. 


Các ngân hàng Trung Quốc vẫn thu được số tiền khổng lồ bất chấp những “cơn gió ngược” như tăng trưởng kinh tế giảm tốc, khu vực bất động sản lao dốc và hoạt động sản xuất trì trệ. 

Sở dĩ giá trị các vụ giao dịch tăng mạnh là nhờ những giao dịch lớn trong ngành công nghệ. Số phí mà các ngân hàng thu được kể từ đầu năm đến nay đã vượt qua con số 4 tỷ USD, cao nhất kể từ năm 2000. 

Nổi bật nhất trong thời gian vừa qua là phiên IPO 25 tỷ USD của Alibaba trên sàn New York hồi tháng 9. 5 ngân hàng Trung Quốc đảm nhiệm vụ IPO này đã thu về số phí 47 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD dành cho 34 ngân hàng tham gia.

Các công ty công nghệ khác cũng góp phần tạo nên làn sóng IPO. Nhà bán lẻ trực tuyến JD.com Inc. đã huy động được 1,8 tỷ USD trong khi Tencent bán được 2,5 tỷ USD trái phiếu. 

Các chuyên gia ngân hàng cũng cho rằng các công ty tư nhân sẽ tiếp tục chiếm ưu thế thay vì những doanh nghiệp nhà nước như trong quá khứ. “Tôi tin rằng đây là khởi đầu của làn sóng thay đổi phản ánh những chuyển biến trong nền kinh tế Trung Quốc”, Mervyn Chow, chuyên gia đến từ Credit Suisse nhận định.

Trong số 30 thương vụ đem về số phí lớn nhất kể từ đầu năm đến nay, có tới 22 vụ đến từ khu vực tư nhân. Trước đó, trong giai đoạn 2005 đến 2010, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng, chiếm đa số.


Thanh Thanh

huongnt

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên