Tạm biệt nghỉ hưu, trào lưu “bớt tiết kiệm” bùng nổ: Người trẻ một quốc gia giàu có muốn điều này hơn cả thêm tiền trong tài khoản ngân hàng
Một xu hướng tài chính mới nổi lên trong giới trẻ, thách thức những quan niệm truyền thống.
- 23-10-2023Một chỉ số hàng đầu lao dốc, gióng hồi chuông cho nền kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán
- 23-10-2023Qua rồi thời "Made in China" mang danh là sao chép: Sếp Porsche phải thừa nhận xe điện Trung Quốc "thúc đẩy" ý tưởng thiết kế mới
- 23-10-2023Nền kinh tế lớn nhất thế giới sắp công bố một thước đo quan trọng, hé mở lộ trình lãi suất của FED năm 2024
Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu của họ là chăm chỉ làm việc, tiết kiệm tiền và nghỉ hưu sớm. Nhưng xu hướng “tiết kiệm mềm” đang nổi lên trong giới trẻ và thách thức những quan niệm truyền thống.
Tiết kiệm mềm có nghĩa là dành ít tiền cho tương lai và sử dụng nhiều tiền hơn ở hiện tại.
Theo Nghiên cứu Chỉ số Thành công của Intuit, Thế hệ Z (Gen Z) đang là những người dẫn đầu làn sóng tiết kiệm mềm. Tiết kiệm mềm dẫn tới một “cuộc sống mềm” về tài chính. Đây là lối sống chú trọng đến sự thoải mái, ít căng thẳng, ưu tiên phát triển cá nhân và sức khoẻ tinh thần.
Báo cáo cho thấy cách tiếp cận đầu tư và tài chính cá nhân của Gen Z (những người sinh sau năm 1997) “mềm hơn” so với thế hệ trước. Các nhà đầu tư trẻ thường có xu hướng rót tiền vào những tài sản phản ánh quan điểm cá nhân của họ.
Mọi người ngày càng tiết kiệm ít hơn?
Báo cáo của Intuit cho thấy, cứ 4 người Gen Z thì có 3 người muốn chất lượng sống tốt hơn là có thêm tiền trong tài khoản ngân hàng.
Trên thực tế, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân của người Mỹ hiện nay dường như phản ánh xu hướng “tiết kiệm mềm”.
Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, người Mỹ tiết kiệm ít hơn trong năm 2023. Tỷ lệ tiết kiệm ở mức 3,9% trong tháng 8, thấp hơn so với mức bình quân 8,51%. Phó chủ tịch tư vấn tài chính Ryan Viktorin của công ty dịch vụ tài chính Fidelity Investments cho biết nguyên nhân khiến tiết kiệm cá nhân giảm là do đại dịch được đẩy lùi.
Bà nói rằng người Mỹ chi tiêu ít trong thời gian 2-3 năm đại dịch, nên giờ đây mọi người có xu hướng chi tiêu bù cho khoảng thời gian đó. Ngoài ra, lạm phát khiến mọi người khó tiết kiệm hơn.
Nghỉ hưu và tiết kiệm
Nghỉ hưu là chặng cuối của hầu hết người lao động. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại rằng họ không thể nghỉ hưu.
Báo cáo của Blackrock cho thấy vào năm 2023, chỉ có 53% người lao động tin rằng họ sắp nghỉ hưu theo cách họ muốn. Không có lương hưu và nỗi lo biến động thị trường, lạm phát cao, khiến người lao động thiếu niềm tin vào việc nghỉ hưu.
Những người lao động trẻ cũng cùng chung quan điểm. Cứ 3 người Gen Z thì có 2 người không chắc mình có đủ tiền nghỉ hưu. Ngoài ra, định nghĩa về nghỉ hưu cũng đang thay đổi giữa các thế hệ.
Khoảng 41% Gen Z và 44% thế hệ Thiên niên kỷ (người trong độ tuổi 27-42) muốn làm một số công việc có lương khi về hưu. Con số này cao hơn 31% Thế hệ X (những người sinh từ năm 1965-1980) và 21% Thế hệ Bùng nổ Trẻ sơ sinh (sinh từ năm 1946-1964).
Mọi người đang chi tiêu vào việc gì?
Vẫn còn một câu hỏi: Mọi người đang đổ tiền vào đâu khi chi tiêu nhiều và tiết kiệm ít đi?
Nghiên cứu của Intuit cho thấy thế hệ Thiên niên kỷ (47%) và Gen Z (40%) sẵn sàng chi tiêu cho sở thích và mua sắm không thiết yếu hơn so với Gen X (32%) và thế hệ Bùng nổ Trẻ sơ sinh (20%).
Các chuyên gia nhấn mạnh du lịch và giải trí là một trong những trải nghiệm không cấp thiết mà thế hệ trẻ đang ưu tiên.
Andy Reed, người đứng đầu bộ phận hành vi nhà đầu tư tại công ty quản lý đầu tư Vanguard, cho biết mức chi tiêu của Gen Z cho giải trí đạt 4,4% vào năm 2022, tăng so với 3,3% vào năm 2019.
Ngoài ra, bà Viktorin của Fidelity cho biết, người Mỹ đang “tái tập trung” vào việc đi du lịch sau đại dịch, một lý do có thể khiến tỷ lệ tiết kiệm cá nhân giảm.
Mặc dù thế hệ trẻ đang tiết kiệm ít đi, nhưng điều đó không có nghĩa là họ “kiếm đồng nào tiêu đồng nấy”. Trên thực tế, Gen Z đang sống đúng với khả năng của mình. Mức chi tiêu của họ phản ánh chi tiêu thiết yếu hơn là sở thích xa xỉ.
Tham khảo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường