MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tâm sự của công dân Mỹ ở Việt Nam giữa dịch Covid-19: "Tôi cảm thấy vô cùng an toàn khi sống ở Hà Nội"

"Tôi cảm thấy Việt Nam đã được chuẩn bị. Tất cả các cửa hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm (bao gồm cả giấy vệ sinh) đều dễ dàng mua ở Hà Nội. Không thiếu nguồn cung cấp và siêu thị được dự trữ tốt" - anh Myles L. Lynch nói.

Sau khi tốt nghiệp Đại học New Hampshire năm 2019, Myles L. Lynch chuyển đến Hà Nội, Việt Nam và đã sống ở đây được 10 tháng.

Anh thuê một căn hộ, mua một chiếc xe máy. Lynch sống ở Hà Nội và làm việc cho Points Avenue, một công ty công nghệ giáo dục tại Việt Nam, là Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển và Đào tạo Giáo viên.

Mặc dù hiện tại sống ở Việt Nam, anh vẫn tập trung cập nhật thông tin xem Hoa Kỳ đã ứng phó với dịch bệnh như thế nào. Anh nghĩ: "Cách ly xã hội đã được khuyến khích từ lâu tại Việt Nam, không thể tin rằng các trường học ở Mỹ vẫn mở".

Tâm sự của công dân Mỹ ở Việt Nam giữa dịch Covid-19: Tôi cảm thấy vô cùng an toàn khi sống ở Hà Nội - Ảnh 1.

Việt Nam đã chuẩn bị sớm cho sự bùng phát, và quan trọng nhất là thực hiện các biện pháp nhanh chóng và cần thiết để giảm tác động của nó. Hơn nữa, nhiều người Việt Nam tình nguyện tham gia hỗ trợ cộng đồng, mang đến sự hiểu biết và sự hỗ trợ lẫn nhau trong các nhu cầu thiết yếu. Nhìn chung, người dân Việt Nam cũng tuân thủ hướng dẫn từ Chính phủ và cùng nhau có trách nhiệm.

Việt Nam đã làm gì?

Nhìn chung, Việt Nam đã ứng phó tốt với cuộc khủng hoảng này. Dưới đây là những hành động xuất sắc:

Trước 1/4, khi có lệnh cách ly toàn xã hội, hầu hết các quán bar và câu lạc bộ đêm đều đóng cửa (hoặc có giờ giới nghiêm nghiêm ngặt). Các nhà hàng có giờ giới nghiêm (hầu hết các địa điểm công cộng đều đóng cửa). Hầu hết các sự kiện đã bị hủy bỏ (buổi hòa nhạc, lễ hội, sự kiện thể thao...). 

Bạn cùng phòng của Lynch ở trong một ban nhạc, và tất cả các chương trình của anh ấy đã bị hủy (thậm chí là một buổi biểu diễn đám cưới). Mọi người đều phải khẩu trang ở những nơi công cộng. Ví dụ: bạn không được phép vào siêu thị hoặc nơi công cộng khác mà không có khẩu trang. Tất cả các trường học đã đóng cửa từ giữa tháng 1 (hơn 8 tuần) và việc đóng cửa vẫn tiếp tục cho đến khi tình hình được đánh giá lại. 

Người Việt nỗ lực làm sạch đường phố và vệ sinh chung. Có sự giao tiếp thường xuyên và nhất quán từ Chính phủ đến công chúng (trên nhiều ngôn ngữ và nền tảng). Ứng dụng nhắn tin tiếng Việt - có tên Zalo và ứng dụng chia sẻ chuyến đi có tên Grab rất quan trọng trong việc truyền thông tin/thông báo về tình hình sức khỏe công cộng hiện tại. 

Chính phủ bắt buộc cách ly 14 ngày đối với tất cả mọi người vào Việt Nam (kể từ ngày 18/3). 

Việt Nam thúc đẩy giãn cách xã hội, giảm các cuộc tụ tập, kiểm soát biên giới chặt chẽ. Việt Nam cũng đã sáng tác và quảng bá bài hát về thông tin y tế công cộng.

Người nước ngoài đang làm gì?

Phần lớn người nước ngoài mà Lynch biết là ở chỗ làm, các giải bóng rổ, bóng chuyền và các sự kiện ngẫu nhiên mà anh tham gia ở Hà Nội. Anh đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hầu hết người nước ngoài ở Hà Nội có nguồn gốc từ Nam Phi, Ireland, New Zealand, Anh, Mỹ, Canada, cùng với các quốc gia khác.

Nhiều người làm việc trong ngành giáo dục đã rời Việt Nam vì đóng cửa trường học hoặc giảm giờ dạy. 

Những người nước ngoài làm việc trong ngành dịch vụ, hoặc sở hữu nhà hàng/quán bar trong ngành dịch vụ đã gần như bị tê liệt tài chính. 

Phần lớn các trường học được cho là sẽ kéo dài việc học vào kỳ nghỉ hè (để bù cho việc giảng dạy trên lớp bị mất). Điều này chắc chắn sẽ gây ra sự gián đoạn cho các ngành công nghiệp du lịch và các ngành cao điểm vào mùa hè (khu nghỉ dưỡng, trại hè, thị trấn ven biển,...). 

Các trường đã chuyển sang tổ chức các khóa học trực tuyến. Công ty của Lynch đang trong quá trình tạo ra một hướng dẫn thực hành tốt nhất cho việc giảng dạy trực tuyến và sử dụng Zoom nền tảng để phân phối nội dung. 

Nhiều người đang cảm thấy lo lắng vì sự bất ổn với công việc, gia đình và tương lai của họ. Một số người nước ngoài đang rời khỏi Việt Nam, số khác lại nghiêm túc xem xét tương lai của họ ở đây. 

Khi mọi người ở trong nhà, đường xá, trung tâm và công viên vắng hơn nhiều (tại hầu hết các địa điểm công cộng đều có kiểm tra nhiệt độ bắt buộc). 

Nhiều người không đủ tiền để chi trả tiền thuê nhà và đã chuyển đến nhà ở giá rẻ hơn/sống chung hoặc rời Việt Nam. 

"Đến bây giờ, tôi cảm thấy vô cùng an toàn khi sống ở Hà Nội. Tôi tin rằng chính phủ Việt Nam đã vượt lên trên tất cả khó khăn để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho tất cả mọi người (cả trong và ngoài nước)" - Lynch nói. "Tôi khá quan ngại về thông báo gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng tất cả công dân Mỹ sống ở nước ngoài nên xem xét về nước (kể từ ngày 19/3)".

Tâm sự của công dân Mỹ ở Việt Nam giữa dịch Covid-19: Tôi cảm thấy vô cùng an toàn khi sống ở Hà Nội - Ảnh 3.

Lynch cho biết anh cảm thấy rằng hầu hết mọi người ở Việt Nam đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn dịch bệnh thông qua việc xa cách xã hội, rửa tay, sử dụng mặt nạ, kiểm tra nhiệt độ hàng ngày... 

"Tôi cảm thấy Việt Nam đã được chuẩn bị. Tất cả các cửa hàng tạp hóa và nhu yếu phẩm (bao gồm cả giấy vệ sinh) đều dễ dàng mua ở Hà Nội. Không thiếu nguồn cung cấp và siêu thị được dự trữ tốt" - anh nói. 

Trước khi dịch bệnh, cổng chung cư của Lynch luôn mở. Tuy nhiên, cửa trước hiện đang được kiểm soát, nhân viên bảo vệ cảnh giác và phản ứng nhanh hơn trong toàn khu phố. "Tôi đã nhận thấy sự hiện diện của hệ thống an ninh xung quanh khu phố của tôi" - Lynch nói. 

Tâm sự của công dân Mỹ ở Việt Nam giữa dịch Covid-19: Tôi cảm thấy vô cùng an toàn khi sống ở Hà Nội - Ảnh 5.

Hoàng An

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên