Tạo áp lực để tăng trưởng đột phá trong kinh doanh
Nghị quyết 19/2018/CP dự kiến ban hành tới đây sẽ phần nào giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...
- 25-01-2018Hệ quả của tăng trưởng kinh tế: Xung đột giữa doanh nghiệp, người dân sẽ được giải quyết như thế nào?
- 17-01-20185 thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế 2018
- 16-01-2018Cải tổ cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Người dân, DN đóng góp nguồn tài chính cho các quỹ ngoài ngân sách gần như không biết chi tiết việc sử dụng, chi tiêu các quỹ ra sao
"Qua 4 năm triển khai Nghị quyết 19/CP, những áp lực phải cải thiện môi trường kinh doanh được đặt ra cho bộ, ngành và địa phương ngày một gia tăng", ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), chia sẻ.
Khởi sự kinh doanh là chỉ số chúng ta có nhiều nỗ lực, nhiều cải cách và nhiều cải thiện nhất với minh chứng rõ nét từ con số doanh nghiệp đăng ký mới cao kỷ lục. Vậy tại sao, trong báo cáo Doing Business, chỉ số này của Việt Nam lại có thứ hạng kém cỏi nhất, thưa ông?
Đây là điều đáng tiếc, vì thế giới đi nhanh quá, ta đi nhưng đi chậm nên ta vẫn tụt hậu. Cải cách không phải là ta so với ta mà là ta so với thế giới. Cải cách nhiều hơn và đuổi kịp thế giới mới là cái đích mà chúng ta hướng tới.
Vài năm gần đây, chúng ta liên tục ban hành Nghị quyết 19/CP để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Ông nhìn nhận như thế nào về những tác động của các Nghị quyết 19/CP này đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, thưa ông?
4 năm qua, chúng ta có 4 Nghị quyết số 19/CP về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điểm lại 4 năm, Nghị quyết 19/CP đã tạo ra sự khác biệt.
Thứ nhất, môi trường kinh doanh Việt Nam được thăng hạng trên tất cả các khía cạnh.
Trong đó, năm 2017 là năm ấn tượng nhất với mức tăng tới 14 bậc, là năm cải thiện nhiều nhất trong 10 năm qua.
Thứ hai, quan trọng hơn, đó là nâng cao được ý thức, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Họ coi đây như là một trong những công cụ, động lực để thúc đẩy tăng trưởng.
Trước đây, bộ, ngành và địa phương thường rất thụ động nhưng giờ đây, rất nhiều bộ, ngành, địa phương đã chủ động thực hiện hàng loạt giải pháp thuộc thẩm quyền của mình để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đã có một sự thi đua giữa các tỉnh và các bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh.
Sự khác biệt nữa mà Nghị quyết 19/CP có thể tạo ra là Chính phủ đã thường xuyên, liên tục có chỉ thị, chỉ đạo và đánh giá việc cải thiện môi trường kinh doanh.
Trách nhiệm của bộ, ngành và địa phương cũng trở nên rõ ràng hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc cải cách hành chính, cải thiện thể chế...
Nhiều người đặt câu hỏi là tại sao mỗi năm lại cần phải có 1 nghị quyết riêng biệt. Đó là bởi để làm mới cách thức điều hành của Chính phủ, cách thức chỉ đạo của Chính phủ.
Liên tục ra nghị quyết như vậy, để duy trì áp lực và kỷ luật hành chính đối với các bộ và địa phương trong cải thiện môi trường kinh doanh.
Đồng thời với đó, mỗi năm sẽ có những bước rút kinh nghiệm, cụ thể hoá hơn về các mục tiêu, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ và địa phương.
Đặc biệt, đó là việc cụ thể hoá về lĩnh vực trọng tâm. Như Nghị quyết 19/CP được ban hành lần đầu đã không có 2 lĩnh vực quan trọng của Việt Nam là cải cách toàn diện về quy định điều kiện kinh doanh và quy định kiểm tra chuyên ngành.
Đến năm 2015, nội dung này mới được đưa vào nghị quyết mới. Nhưng năm 2015, dù đã có nội dung này nhưng chúng ta cũng chưa rõ phải làm gì.
Đến năm 2016 và năm 2017, đặc biệt là 2017, mới rõ ràng phải làm gì, bộ phải làm ra sao nên mới đặt mục tiêu bỏ đi 1/2 số điều kiện kinh doanh.
Tương tự với vấn đề kiểm tra chuyên ngành. Đến nay, qua thực hiện năm 2017 chúng ta mới biết được cần phải tiếp tục làm gì và trách nhiệm đó là của ai. Chúng ta biết được trong cải cách chuyên ngành bắt đầu phải làm gì vì đã tập hợp được 400 văn bản có liên quan.
Những nhóm hàng nào, mặt hàng nào đang thuộc kiểm tra chuyên ngành, bộ nào quản lý. Mặt hàng nào, nhóm hàng nào đang 3-4 bộ cùng kiểm tra.
Cứ dần dần, mọi thứ sẽ tốt hơn, toàn diện hơn, cụ thể hơn. Lúc đó, Nghị quyết 19/CP sẽ hiệu lực hơn.
Như ông vừa chia sẻ, Nghị quyết 19/CP của năm nay sẽ tập trung vào vấn đề kiểm tra chuyên ngành?
Đây chỉ là một trong những trọng tâm. Nghị quyết 19/CP của năm 2018 sẽ tập trung vào 3 trọng tâm.
Đó là tập trung vào những chỉ số Việt Nam còn yếu kém, không có cải thiện trong mấy năm qua; tiếp tục tập trung vào điều kiện kinh doanh vì chúng ta mới đi được 1/3 chặng đường mặc dù biết rằng chúng ta đang đi đúng hướng; và tất nhiên là tập trung vào kiểm tra chuyên ngành.
Nghị quyết 19/CP đang tạo ra cuộc thi đua giữa các bộ, ngành, địa phương trong cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nhưng lâu nay, ở Việt Nam thi đua thường tạo ra cuộc cạnh tranh thành tích. Ông có lo ngại về điều này?
Ở đây có sự khác biệt, thành tích của họ không phải tự họ đánh giá mà là người khác đánh giá. Đây mới là cái quan trọng.
Vneconomy