Tàu Nhổn - ga Hà Nội đã chạy, Cát Linh - Hà Đông đã chở hơn 20 triệu lượt khách, metro Bến Thành - Suối Tiên giờ ra sao?
Tuyến metro Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội và Bến Thành - Suối Tiên là 3 dự án có được khởi công giai đoạn 2010-2012. Đến nay, khi 2 tuyến đã đi vào hoạt động thì tuyến metro duy nhất ở TP.HCM vẫn đang thi công những gói thầu cuối và dự kiến sẽ vận hành thương mại vào cuối năm nay.
Khởi công từ năm 2012, sau 12 năm dự án Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa kịp về đích. Đây là dự án tàu trên cao kết hợp đi ngầm với chiều dài gần 20 km, có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng.
Khi hoàn thành tuyến metro được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe và thay đổi diện mạo đô thị của thành phố. Trong ảnh là sơ đồ tuyến Metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên) và vị trí Depot Long Bình.
Sau nhiều lần lỗi hẹn, theo kế hoạch mới nhất được công bố tuyến metro này sẽ lùi thời gian vận hành thương mại đến cuối năm nay.
Hiện các hạng mục kiến trúc dưới lòng đất đã hoàn thành 100%. Trên hình là ga ngầm Bến Thành với điểm nhấn kiến trúc là giếng trời có hình hoa sen.
Còn các nhà ga trên cao đang thi công và hoàn tất công trình cầu bộ hành. Những cây cầu này nối trực tiếp vào các ga tạo thuận lợi cho người dân kết nối với tuyến metro số 1. Đây cũng là hướng thoát hiểm chính trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.
Đến nay, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên đã hoàn thành 98% tổng khối lượng thi công. Hiện Ban quản lý đường sắt đô thị cùng các nhà thầu đang gấp rút thực hiện những khâu cuối cùng.
Trước đó, vào tháng 8/2023, tuyến Metro số 1 đã thực hiện chạy thử toàn tuyến lần đầu tiên với lộ trình gần 40km. Đoàn tàu đi qua tổng cộng 14 ga (3 ga ngầm, 11 ga trên cao), từ ga Bến Thành (quận 1) đến ga Bến xe Suối Tiên (thành phố Thủ Đức) và ngược lại. Trong ảnh là tàu Metro 1 chạy qua ga Văn Thánh (quận Bình Thạnh).
Toàn dự án có 17 đoàn tàu với 52 toa được nhập khẩu từ Nhật Bản. Các đoàn tàu này đều được tập trung tại depot Long Bình (thành phốThủ Đức). Ghi nhận vào tháng 8/2024, các tòa nhà vận hành, xưởng chính, bãi đỗ, trạm vệ sinh, đường ray, hệ thống điện, tín hiệu đã cơ bản hoàn thiện.
Đây được ví như “bộ não” của tuyến Metro số 1 khi là khu tâm điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa tàu. Các tàu của tuyến metro đều sẽ tập trung về đây sau khi hết giờ chạy trong ngày.
Cùng có thời gian thi công hơn một thập kỷ, tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đã mở cửa đón khách vào ngày 8/8. Tuy nhiên, tuyến này mới hoạt động phần nổi. Phần ngầm vẫn phải chờ đến năm 2027. Ảnh: Ngọc Đẹp.
Ngoài ra, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông khởi công từ năm 2011 cũng đã đưa vào vận hành. Đến nay, tuyến đường sắt trên cao này đã mở cửa và phục vụ thương mại gần 3 năm. Được biết, đến hết năm 2023, những chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông đã vận chuyển được gần 20 triệu lượt hành khách. Ảnh: Việt Hùng.
Với những kết quả mà tuyến sắt Cát Linh - Hà Đông đạt được, có thể thấy khi những tuyến tàu trên cao hoàn thiện và đi vào hoạt động sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của hạ tầng đô thị. Đồng thời, việc mở rộng mạng lưới tàu điện trên cao còn tạo ra một không gian sống xanh, sạch, đẹp hơn cho người dân thành phố. Ảnh: Thảo Quyên.
Bài và ảnh: Quỳnh Hương
An ninh Tiền tệ
CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Ngày
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Tháng
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
Năm
2024
2023
2022
2021
2020
2019
XEM