Thắc mắc ngàn năm gây tranh cãi: Rốt cuộc chúng ta có nên vừa ăn cơm vừa uống nước? Câu trả lời có thể khác với suy nghĩ số đông
Nhiều người vẫn giữ thói quen uống nước khi ăn để không thấy khô miệng, nhưng liệu nó có gây hại cho hệ tiêu hóa như lời đồn?
- 28-03-2021Điều ít biết về Founder kênh review "Phê phim" Lê Đắc Giang: Gia thế khủng, đi làm youtube vì đam mê nhưng cực chăm chỉ và ham học hỏi
- 28-03-2021Đột ngột mất việc lương cao, lao đao với cuộc sống tôi mới nhận ra lối sống quá sai lầm nhưng đã muộn: Bài học nhớ đời về quản lý tài chính cho người trẻ!
- 27-03-2021Anna Wintour – bà đầm thép của tạp thời trang danh tiếng Vogue: Vừa được tung hô như một danh nhân vừa bị chỉ trích như kẻ kỳ quặc, nhưng tài năng là điều không thể phủ nhận
Từ trước đến nay có không ít người cho rằng nên tránh vừa ăn vừa uống vì nước sẽ làm loãng axit dạ dày hay thậm chí sẽ làm chúng ta đầy bụng. Nhưng ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng nước giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Vậy đâu mới là sự thật?
Điều gì xảy ra với thức ăn và nước uống trong dạ dày?
Quá trình tiêu hóa đã bắt đầu ngay từ khi chúng ta nghĩ về bữa ăn của mình. Khi "bật chế độ" thèm ăn, nước bọt trong miệng đã được tiết ra. Khi nhai thức ăn, thực phẩm sẽ trộn chung với nước bọt có chứa các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Sau đó, thức ăn đã được làm mềm sẽ đi vào dạ dày. Ở đây, chúng lại được trộn với axit dạ dày. Trung bình dạ dày con người sẽ cần 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa thức ăn trước khi biến nó thành chất lỏng, hay còn gọi là chyme. Chyme sẽ đi vào ruột rồi cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng chuyển hóa từ thực phẩm cho cơ thể.
Còn nước thì lại không ở lâu trong dạ dày. Một ly nước trung bình chỉ mất khoảng 10 phút để di chuyển qua dạ dày. Vì vậy khi hấp thụ cả nước và thức ăn cùng lúc vào cơ thể, nước không thể "chiếm chỗ" trong dạ dày của bạn. Nó đi qua thức ăn đã nhai rất nhanh, giữ ẩm và nhanh chóng rời khỏi dạ dày.
Thức ăn ở trong dạ dày hàng tiếng đồng hồ, còn với thức uống chỉ là 10 phút
Chất lỏng không làm giảm tính axit
Cơ thể con người nói chung và hệ tiêu hóa có khả năng thích ứng điều chỉnh rất tốt. Nếu dạ dày cảm thấy rằng nó không thể tiêu hóa thứ gì đó, nó sẽ tạo ra nhiều enzym hơn và tăng tính axit của chất lỏng bên trong tăng sức mạnh. Vậy nên dù bạn uống bao nhiêu nước, tính axit cũng sẽ không giảm đi.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, nhưng nó sẽ trở lại bình thường rất nhanh chóng.
Chất lỏng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa
Quan niệm cho rằng nước đẩy thức ăn vào ruột trước khi nó được tiêu hóa hoàn toàn chưa bao giờ được chứng minh chính xác. Ngược lại, các nhà khoa học đã kết luận được rằng chất lỏng rời khỏi cơ thể nhanh hơn thức ăn rắn, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa.
Có nên vừa uống vừa ăn không?
Việc vừa ăn vừa uống nước sẽ không gây hại gì. Ngược lại, nước còn giúp làm mềm thức ăn rắn. Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng là chúng ta không nên uống nước ngay trước khi nuốt thực phẩm vì quá trình này cần có đủ nước bọt trong thức ăn chứa các enzym cần thiết.
Uống nước trong khi ăn không có hại như nhiều người vẫn nghĩ
Với những ai muốn giảm cân, ăn ít thì uống nước lúc ăn cũng mang lại lợi ích gián tiếp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi một người tạm dừng ăn để uống một chút nước giữa bữa, quá trình ăn uống sẽ được làm chậm, khiến họ ít muốn ăn tiếp hơn.
Bên cạnh đó, nhiệt độ của thức uống cũng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa hoặc số lượng chất dinh dưỡng bạn nhận được. Dạ dày có thể tự làm nóng lên hoặc hạ nhiệt thức ăn đến mức cần thiết. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khuyến khích mọi người uống nước ấm hơn nước lạnh để bảo vệ cổ họng.
Nguồn: BrightSide
Trí thức trẻ