Thách thức với tân Thống đốc: Phải trả vàng về cho thị trường!
Phải tính tới việc trả lại vàng cho thị trường, nhưng cũng xử lý được nhóm lợi ích khi không còn độc quyền vàng miếng. Đây là thách thức lớn cho tân Thống đốc Lê Minh Hưng khi ngồi vào “ghế nóng” điều hành”.
- 26-02-2016Sẽ ngày càng thu hẹp thị trường vàng miếng
- 27-01-2016Những điều người dân cần biết về vàng miếng một chữ để tránh thiệt hại
- 25-01-2016Thị trường vàng miếng sẽ còn bị thao túng đến bao giờ?
- 13-01-2016Nối lại việc thu mua vàng miếng SJC loại một chữ
- 13-01-2016Vàng miếng SJC bị ép giá, từ chối mua: Sao NHNN im lặng?
-
TS Nguyễn Đức Thành: NHNN đã 'chia lửa' với Chính phủ, giờ cần điều hành sao cho 'khéo' để lạm phát không trở lại
-
Mức tăng trưởng 6,7% cũng có thể đạt được nếu Chính phủ quyết tâm. Nhưng vấn đề là năm sau thì như thế nào? Cứ làm theo phương pháp cũ hay sao?
TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Viện Nghiên cứu và Chính sách (VERP) khẳng định khi trả lời phỏng vấn về những thách thức trong điều hành thị trường vàng với tân Thống đốc Lê Minh Hưng.
Ông Thành cho rằng, vừa qua nhiệm kỳ của nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thành công trong việc tách vàng ra khỏi lưu thông. Ở thời điểm đó, khi thị trường vàng “dậy sóng”, những giải pháp mà cơ quan điều hành tiền tệ đưa ra để “kìm cương” giá vàng, nhằm giải quyết tình huống khẩn cấp là hợp lý.
Trả vàng về cho thị trường
Vàng đã được tách ra khỏi lưu thông, thì tới đây có còn thách thức nào từ vàng mà tân Thống đốc không thể bỏ qua, thưa ông?
TS. Nguyễn Đức Thành: Tôi vẫn giữ quan điểm việc tách vàng ra khỏi lưu thông là một chủ trương hoàn toàn đúng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).Đây là việc mà chưa Thống đốc nào trước đó làm được. Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào “nước sôi lửa bỏng”, bất ổn kinh tế vĩ mô lớn, NHNN đã phải dùng tới biện pháp mạnh, đặc biệt là đưa thị trường vàng miếng vào khuôn khổ kiểm soát rất chặt. Nhưng giờ chính là lúc tân Thống đốc phải tính tới việc xử lý vấn đề này, nghĩa là phảidần trả vàng về cho thị trường.
Vàng tách khỏi lưu thông là một chuyện, nhưng phải trả vàng về cho thị trường, nghĩa là phải hình thành một thị trường vàng đúng nghĩa. Giống như câu chuyện ngoại hối, khi tính toán tách đô la Mỹ ra khỏi lưu thông thì càng phải phát triển thị trường ngoại hối.
Vì thế, tôi nghĩ tới đây của NHNN là phải xây dựng được thị trường mua bán vàng tự do hơn, chứ không phải trạng thái hiện nay.
Do đó, đây là thách thức lớn, gánh nặng cho tân Thống đốc Lê Minh Hưng khi ngồi vào “ghế nóng” điều hành. Hơn thế, đây không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của cá nhân tân Thống đốc, mà của cả NHNN phải làm, là nhiệm vụ đặt ra cho nhiệm kỳ này.
Để dẹp sự “bấn loạn” thị trường vàng trước kia NHNN đưa ra giải pháp thu hẹp vàng miếng và chỉ giữ một thương hiệu vàng miếng quốc gia duy nhất là SJC. Nhưng như ông nói phải xây dựng thị trường cho vàng, nghĩa là cần thêm nhiều “hàng hoá” để giao dịch?
Chắc chắn rồi. Đúng là khi giải quyết tình huống tình thế, ở thời điểm đó NHNN phải đưa giải pháp là thu hẹp về một thương hiệu vàng miếng quốc gia duy nhất. Nhưng nếu xét tính “thị trường” thì lại không phù hợp, nên bối cảnh thị trường hiện tại NHNN cần tính tới việc trả vàng về thị trường và Nhà nước không can thiệp nữa.
Vàng cũng là một loại hàng hoá,một loạitài sản, nên phải trả về cho xã hội, thị trường. Và để thị trường vận hành một cách bình thường thì hàng hoá có nhiều chủng loại, nhiều thương hiệu. Việc trả lại vàng cho thị trường không khó, mà cái khó nằm ở chỗ khác.
Cụ thể cái khó mà ông đề cập là gì?
TS. Nguyễn Đức Thành: Đó là khi một chính sách đã ra đời, sẽ luôn tồn tại những nhóm lợi ích có lợi nhờ chính sách đó, và có nhóm không được lợi. Điều này đúng với mọi chính sách. Cho nên, khi thay đổi chính sách, thì sẽ có nhóm bị ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, và họ sẽ tìm cách ngăn không cho sự thay đổi diễn ra. Nếu không có nhóm nào ngăn cản thì việc thay đổi chính sách là rất dễ dàng.
Đồng thời, nếu chính sách mới ra đời rồi, thì lại có những vấn đề mới với những lợi ích mới. Thì NHNN có thể kiềm chế được các nhóm đó hay không, để họ không thao túng thị trường vàng như trước đây.
Vấn đề là NHNN bóc tách được những cản trở này nằm ở đâu, xác định thời điểm và cách thức thay đổi chính sách như thế nào, và dự kiến những khả năng xảy ra. Và khi thực hiện, có vượt qua được sự cản trở của các nhóm lợi ích có liên quan để kiện toàn thị trường vàng thêm một bước nữa hay không. Về nguyên tắc NHNN sẽ phải làm và làm được, chỉ có điều có chủ động và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đến đâu.
Việc trả vàng về thị trường với nhiều thương hiệu vàng là bình thường, chứ không thể để trạng thái tình thế kéo dài mãi.
Nếu chúng ta né tránh không làm khi nhu cầu xã hội đòi hỏi, thì coi như lại chuyển thắng thành bại. Tôi cho rằng trạng thái này sẽ không thể tồn tại mãi, nhưng nếu để kéo dài, rồi sẽ gây xáo trộn, căng thẳng không đáng có trong xã hội.
Ban lãnh đạo mới của NHNN dưới sự điều hành của tân Thống đốc làm gọn gàng được việc này, thì vừa giữ được thành quả tách vàng khỏi lưu thông, vừa trả vàng về cho thị trường như một tài sản bình thường, thì là một bước kế thừa và phát triển tuyệt vời.
Đầu cơ vàng giảm, nhưng vẫn nhen nhóm
Lâu nay NHNN không có điều tiết gì mới thì có vẻ NHNN đang yên tâm với vàng?
Hiện nay thế giới không quan tâm tới vàng vì không cần trú ẩn vào vàng nữa, và người dân trong nước cũng không còn mặn mà với vàng như trước. Đây chính là thời điểm rất thích hợp để cải cách chính sách vàng, vì dư địa đang nhiều.
Nhiều quan điểm cho rằng, từ khi thị trường vàng được “quản” bởi Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, tình trạng đầu cơ đã được loại bỏ. Từ quan sát thị trường, ông có đồng tình với quan điểm này?
Tôi nghĩ để đánh giá đầu cơ vàng còn hay không thì có nhiều lý do. Thương hiệu vàng thâu tóm một chỗ, việc nắm giữ vàng trở nên rủi ro vì chúng ta không biết chính sách sẽ còn thay đổi ra sao, v.v… làm cho vàng không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, sự đầu cơ giảm, nhưng không tuyệt đối. Vì vẫn tồn tại các giao dịch ngầm, bởi chừng nào sản phẩm vàng không mang thương hiệu nhưng vẫn có lợi ích trong buôn bán, trao đổi,giá trị cất giữ... thì vẫn có người quan tâm đến lĩnh vực này. Rất khó để khẳng định đầu cơ vàng không còn.
Có thể đầu cơ đối với vàng miếng mang thương hiệu quốc gia không còn rõ ràng, nhưng thị trường liên quan tới các tài sản thay thế sẽ tiếp tục tồn tại và biến dạng. Vì thế, tôi cho rằng nên trả lại cho thị trường một cách bình thường.
Giai đoạn trước khi giải quyết sự bấn loạn của thị trường vàng có dấu ấn của tân Thống đốc khi còn giữ cương vị Phó Thống đôc NHNN phụ trách mảng này. Ông có kỳ vọng gì tới đây tân Thống đốc sẽ giải quyết rốt ráo những vấn đề tồn tại đặt ra với thị trường vàng?
Tôi cũng kỳ vọng là vậy.
Xin cảm ơn ông!
Infonet