MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tham vọng xây dựng “Dubai mới” của Trung Quốc

Ở những thảo nguyên không người vùng Trung Á, Trung Quốc đang thiết lập căn cứ điểm tiếp theo trong chiến dịch nghìn tỷ USD để thực hiện một cuộc cách mạng cơ sở hạ tầng toàn cầu.

Cực bất khả tiếp cận Á – Âu nổi tiếng với sự hẻo lánh. Đó là điểm xa nhất, khó tiếp cận nhất nếu đi từ các đại dương hoặc biển trên trái đất. Cực này tọa lạc tại Trung Quốc, ngay phía đông của biên giới Trung Quốc với Kazakhstan. Để tiếp cận vùng này, bạn phải đi ít nhất là 1.550 dặm – dù bạn xuất phát từ bất kỳ bờ biển nào. Bạn sẽ đến với một vùng đất bao la thảo nguyên trắng, núi xanh và mật độ dân số thuộc hàng thấp nhất thế giới.

Tại đây, chỉ còn tồn tại một số người du mục cuối cùng còn sót lại ở Trung Á, nép mình giữa hai nhánh của dãy Thiên Sơn ở rìa Kazakhstan. Nhưng cũng chính ở đây, dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử thế giới đang được hình thành.

Từ Cực bất khả tiếp cận, đi qua biên giới với Kazakhstan khoảng 80 dặm, có một ngôi làng tên là Khorgos, với dân số chính thức chỉ vỏn vẹn 908 người. Nhưng trong vài năm qua, ngôi làng này đã trở thành một nút thắt quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Nó là một phần của dự án "Con đường tơ lụa mới", một nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng một mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và các tuyến vận tải xuyên quốc gia, được hỗ trợ bởi hàng trăm nhà máy, đường ống và thị trấn mới.

Khi được hoàn thiện, sáng kiến mang tên ​​"Vành đai, Con đường", hay gọi tắt là B.R.I., sẽ liên kết các nhà máy ven biển Trung Quốc với các vùng có lượng tiêu dùng đang gia tăng: Trung Á, Đông Nam Á và Nam Á; cùng với các quốc gia vùng Vịnh và Trung Đông; với Châu Phi; và với Nga và tất cả châu Âu. Tất cả bằng một mạng lưới các tuyến đường bộ và đường biển.

Tham vọng xây dựng “Dubai mới” của Trung Quốc - Ảnh 1.

Khorgos đang được lên kế hoạch để trở thành một trạm trung chuyển quốc tế và khu vực thương mại tự do, được quảng bá sẽ trở thành một "Dubai mới". Nhờ vào vị trí trọng yếu, Khorgos đã trở thành một vùng đất hứa của sự kết nối. Đây là khu vực được bao bọc hoàn toàn bởi dòng chảy toàn cầu hóa, nơi hàng hóa luân chuyển tự do qua biên giới, theo các hành lang được thiết kế để định vị mỗi cá thể trong mạng lưới tổng hợp các nhà sản xuất và người tiêu dùng, người mua và người bán.

Giám đốc điều hành của Khorgos Gateway, Zhaslan Khamzin tự hào nói: "Khorgos được ban phước bởi vị trí trung tâm lục địa Á – Âu. Nhìn vào bản đồ, và bạn sẽ nhìn thấy Trung Quốc ở một bên, bên kia là châu Âu, Nga ở phía bắc và Kavkaz và Iran ở phía đông. Tại sao tôi chỉ ra điều này? Chính xác vì 90% lưu lượng hàng hóa đến các quốc gia này đang được thực hiện bằng đường biển".

Trung Quốc được cho là đang chi hàng tỷ đô la để xây dựng phía Khorgos. Các dự án mạng lưới khách sạn hạng sang, khu liên hợp thể thao và công viên giải trí theo phong cách Disneyland với cái tên Happy Land.Tham vọng của Trung Quốc vươn xa hơn về phía đông Kazakhstan. "Vành đai" của B.R.I. chính là Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa, một mạng lưới dày đặc các tuyến đường sắt và đường cao tốc hiện đang chạy dọc theo lục địa từ phía đông Trung Quốc đến Scandinavia. Còn "con đường" chính là con đường tơ lụa trên biển, một tuyến đường vận chuyển sẽ kết nối Tuyền Châu với Venice, với các trạm dừng ở Malaysia, Ethiopia và Ai Cập.

Tham vọng xây dựng “Dubai mới” của Trung Quốc - Ảnh 2.

Đến nay, ít nhất 68 quốc gia, chiếm gần hai phần ba tổng số trên hành tinh, đã ký kết với các dự án song phương được tài trợ một phần bởi các ngân hàng chính sách của Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước khác. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc đầu tư vào các đường cao tốc và nhà máy nhiệt điện than mới ở Pakistan, các cảng ở Hy Lạp và Sri Lanka, các đường ống dẫn khí đốt và dầu ở Trung Á, một thành phố công nghiệp ở Oman và một dự án đường sắt trị giá 6 tỷ đô la ở Lào, vào năm 2017 có GDP dưới 17 tỷ USD.


Nắm giữ cảng Trung Quốc kéo dài từ Myanmar đến Israel và từ Mauritius đến Bỉ, Trung Quốc đã chi khoảng 200 tỷ USD cho các dự án B.R.I. cho đến nay, chủ yếu ở châu Á. Trung Quốc cũng đã ngụ ý rằng sẽ chi tổng cộng 1 nghìn tỷ USD cho hàng trăm dự án trên khắp thế giới trong những năm tới, lấn át "Kế hoạch Marshall" của Hoa Kỳ. Nếu cộng với các khoản đầu tư từ tất cả các quốc gia tham gia, chi phí ước tính sẽ là 8 nghìn tỷ USD.

Nguyễn Thái Quỳnh Trang

The New York Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên