Thành công và giàu nhất nhì thế giới song người Nhật liệu có được ngủ đủ 8 tiếng?
Theo báo cáo của Tổ chức Nhật Bản về giấc ngủ thì 1/3 người Nhật không ngủ đủ giấc trong khi con số này chỉ là 12% phần trăm đối với người Mỹ.
Câu chuyện giữa sự nghiệp và giấc ngủ tại Nhật Bản
Khi Fumiyoshi Shimizu được thăng chức trở thành quản lý cửa hàng chỉ sau chín tháng vào công ty C., ông không thể tin vào may mắn của mình.
Trước khi đi làm, Fumiyoshi đã gặp tai nạn giao thông trong năm cuối ở trường trung học. Việc này ảnh hưởng đến học tập và triển vọng công việc. Sau đó, cửa hàng tiện lợi chuỗi SHOP99 đề nghị ông làm việc như một thực tập sinh. Dần dần, đức tính cần cù đã giúp ông được thăng chức thành quản lý một trong những cửa hàng nổi tiếng ở Tokyo ngoại ô phía tây của Kokubunji.
Tuy nhiên, công việc trong mơ của Shimizu nhanh chóng biến thành một cơn ác mộng. Từ công việc làm 8 tiếng/ngày giờ đây đã biến thành một cuộc đua 15 giờ đồng hồ. Ông ta không có thời gian để nghỉ ngơi và nếu may mắn, ông sẽ có một hoặc hai ngày nghỉ trong một tháng.
"Ngay cả những ngày có thể về nhà và được ngủ một cách ngon lành, nhịp tim của tôi vẫn đập nhanh và mạnh" - Shimizu nói.
"Điện thoại trở thành thứ khiến tôi sợ hãi, đến mức tôi không bao giờ có được bất kỳ giấc ngủ nào đúng nghĩa", ông nói.
Không chỉ số lượng ít mà chất lượng giấc ngủ cũng rất kém, ông nhanh chóng giảm cân, bị nhiều loại bệnh và đã cố gắng thảo luận về tình hình của mình với hai cấp trên. Tuy nhiên, ông nhận được thông tin, họ đã phải nhập viện do hoàn cảnh tương tự. Bảy tháng sau đó trong một cuộc kiểm tra sức khỏe của công ty, ông được lệnh ngừng làm việc ngay lập tức và tìm sự giúp đỡ chuyên môn.
Ảnh hưởng của giấc ngủ đối với sức khỏe
Theo báo cáo của Tổ chức Nhật Bản về giấc ngủ, 1/3 người Nhật Bản không ngủ đủ giấc trong khi con số này chỉ là 12% phần trăm đối với người Mỹ.
Trong một nghiên cứu về giấc ngủ năm 2009 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Nhật Bản đã xếp hạng 28 trên 29 quốc gia được khảo sát. Người dân Nhật Bản ngủ nhiều hơn 1 phút so với người Hàn Quốc, kém xa tổng số thời gian dành cho việc ngủ của người Pháp và ngủ ít hơn 1 giờ so với người dân ở những quốc gia Đông Nam Á khác.
Trong khi các cuộc khảo sát của OECD cho thấy người Nhật trung bình ngủ 5 giờ và 50 phút mỗi đêm, một nghiên cứu năm 2010 của đài truyền hình quốc gia NHK kết luận, thời gian ngủ trung bình ở Nhật Bản là ngắn hơn con số trên 35 phút.
Một dự án nghiên cứu có liên quan đặc biệt tới người Nhật Bản nói chung và những trường hợp cụ thể như ông Shimizu cho thấy mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và chứng tự tử.
Năm 1998, tỷ lệ tự tử của Nhật Bản tăng trên 30.000, đạt đỉnh điểm vào năm 2003 khi số lượng Nhật Bản tự lấy cuộc sống của chính mình đạt 34.427. Trong năm 2014, tỷ lệ này lần đầu tiên giảm xuống dưới 30.000 trong 15 năm trở lại đây, con số này gần bằng số lượng người tự tử những năm 1998.
Yuki Matsumoto - chuyên gia thuộc đại học Kurume - tin, một phần khác của não có thể bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ kém là hạch hạnh nhân, một bộ hình quả hạnh của tế bào thần kinh nằm sâu trong thùy thái dương trung gian của não xử lý cảm xúc, trí nhớ và ra quyết định. Hoạt động bất thường của hạch hạnh nhân được cho là một yếu tố góp phần tạo ra một số bệnh, trong đó có rối loạn stress sau chấn thương, gây ra sự sợ hãi và những cơn ác mộng. Trong trường hợp ngủ kém, Matsumoto cho rằng những tế bào thần kinh trở nên bất ổn, gây ra cảm giác khó chịu, trầm cảm và tiêu cực.
"Một kết quả tương tự khác cho thấy mất ngủ khiến cho con người có cảm giác cô lập và tự nhận thức rằng mìnhlà gánh nặng cho người khác", Matsumoto viết trong một bài báo khoa học trên tạp chí Sleep and Biological Rhythms số ra tháng 6 vừa qua.
Phải chăng người Nhật không ngủ đủ giấc?
Đối với nghiên cứu của mình, Matsumoto phát triển duy nhất một "quy mô ngủ ba chiều" mà không chỉ nhìn vào thời gian mà mọi người đang ngủ, mà còn ngủ nhịp điệu và đủ chất lượng. Điều này có nghĩa rằng những người ngủ tám giờ nhưng thức dậy cảm thấy không sảng khoái sẽ có điểm số thấp hơn so với những người ngủ bốn giờ nhưng không cảm thấy quá khó chịu.
Điều thú vị là, các cuộc điều tra quốc tế về giấc ngủ được OECD tiến hành, có xu hướng tập trung vào số lượng giấc ngủ và kết quả này có thể gây hiểu nhầm.
Makoto Uchiyama, một giáo sư thuộc đại học Y Nihon chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian ngủ và sự hạnh phúc của người trưởng thành trong một nghiên cứu năm 2015 của Viện Hàn lâm Mỹ về giấc ngủ. Các phân tích nhóm những người cùng độ tuổi cuối cùng kết luận rằng người lớn nên ngủ xấp xỉ 7 tiếng một ngày để có được sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, họ cũng thông báo rằng thường xuyên ngủ nhiều hơn số thời gian quy định cũng có thể làm tăng nguy cơ các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường và béo phì, cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Dựa trên những phát hiện này, Uchiyama tin rằng, người Nhật và người Hàn Quốc đang là những người sử dụng triệt để tác dụng của giấc ngủ.
"Nếu báo cáo của OECD và Mỹ là đúng thì người Pháp, đứng đầu trong các báo cáo của OECD về thời gian dành cho việc ngủ (với 8 tiếng và 50 phút) đang tự đặt mình vào nguy cơ của các bệnh như bệnh tiểu đường và cao huyết áp do ngủ quá nhiều" - Uchiyama nói.
Ông tin, con số giấc ngủ hàng ngày trung bình của các quốc gia phương Tây xuất hiện ở phía trên cùng của đồ thị OECD - Pháp (530 phút), Mỹ (518 phút), Tây Ban Nha (514 phút) và New Zealand (513 phút) – thực chất là thời gian họ nằm trên giường hơn là thời gian thực sự ngủ.
"Tôi đoán là nếu các phương pháp đo đạc có tính tới yếu tố văn hóa thì sẽ ra kết quả với rất ít sự khác biệt trong thời gian ngủ thực tế giữa các quốc gia trên khắp thế giới" Uchiyama nói.
Trái ngược với những gì chúng ta thường nghĩ, một nghiên cứu của nhà sử học Mỹ Roger Ekirch cho biết thời gian dành cho việc ngủ trong các nước công nghiệp châu Âu cũng rơi vào khoảng 6 đến 7 tiếng.
Kết quả của một nghiên cứu của riêng Uchiyama về sóng não của 4.000 cá nhân trong khi ngủ, cũng đi đến kết luận tương tự: 25 tuổi cần ngủ 7 tiếng, những người ở độ tuổi 40 chỉ cần ngủ ít hơn 30 phút và những người lớn hơn 65 tuổi chỉ cần ngủ 6 tiếng.
"Một trong những điều chúng tôi đã học được từ năm 2000 là tác động bất lợi của chứng thiếu ngủ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần," Uchiyama cho biết thêm, tỷ lệ mất ngủ ở Nhật Bản (21%) là một trong những mức thấp nhất trên thế giới (30 % tại Mỹ) chủ yếu là do thời gian trên giường ngắn đồng nghĩa với việc mất ngủ không thường xuyên xảy ra