Thanh niên 19 tuổi cắt bỏ cả chân và tay vì ăn thịt gà theo 1 cách là "sát thủ" sức khỏe: Dừng ngay thói quen mà nhà nào cũng có
Theo CNA, một nam thanh niên 19 tuổi đã phải cắt bỏ chân và tất cả ngón tay sau khi sử dụng thịt gà mà bạn cùng phòng để lại. Bác sĩ cảnh báo nguyên nhân đến từ một thói quen mà rất nhiều gia đình Việt Nam đều có.
- 26-03-20223 đại kỵ khi uống sữa khiến dinh dưỡng "bốc hơi": Vừa dễ rối loạn tiêu hóa, vừa sinh ra chất gây ung thư
- 25-03-20223 bảo vật của cha mẹ tốt, ai sở hữu đủ thì con cái sớm thành công nên người: Tỷ phú Elon Musk cũng nhận 1 tài sản quý từ mẹ
- 22-03-2022Phát hiện nguyên nhân mới gây VÔ SINH NAM, người tập gym, đang giảm cân đều có chung thói quen đáng sợ này: Bỏ sớm kẻo tổn hại sinh lực lúc nào không hay
Trên Tạp chí Y khoa New England (NEJM), bệnh nhân 19 tuổi đã nhập viện trong tình trạng nôn mửa, đau bụng, sốt, suy nhược toàn thân, ớn lạnh và khó thở. Khi tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ phát hiện ra anh đã ăn thịt gà và mì do bạn cùng phòng để lại. Người bạn này cũng có tình trạng nôn mửa sau ăn nhưng không quá nghiêm trọng.
Bệnh nhân 19 tuổi còn bị thở nhanh, lượng oxy trong máu giảm mạnh, xuất hiện dấu hiệu bị cứng cổ, mờ mắt, nổi mẩn nghiêm trọng trên da. Huyết áp cũng giảm xuống một nửa so với thời điểm đến phòng cấp cứu. Các nốt màu đỏ xuất hiện khắp cơ thể dần biến thành vết bầm tím. Các bác sĩ đã nhận định bệnh nhân nhiễm khuẩn viêm não mô cầu sau khi sử dụng thức ăn thừa.
Bệnh nhân đã bị suy nội tạng, sốc và nổi mẩn da sau khi ăn thức ăn thừa. Ảnh trên Tạp chí Y học New England
Tình trạng ngày càng nghiêm trọng khi mà các bác sĩ cho anh sử dụng kháng sinh nhưng không có dấu hiệu cải thiện. Ngay sau đó, bệnh nhân đã phải chuyển đến cơ sở y tế lớn hơn. Anh cũng buộc phải cắt bỏ chân và tất cả ngón tay vì hoại tử khi mà cơ thể xuất hiện quá nhiều cục máu đông bên trong, làm giảm lượng oxy đến tay, chân một cách nghiêm trọng.
Theo đánh giá ban đầu, các bác sĩ chỉ cho rằng đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên, tiến sĩ Brenda Mae Alferez Salada, bác sĩ nội trú tại Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đại học Quốc gia của Singapore, đã đưa ra quan điểm khác.
Tiến sĩ Brenda cho rằng, nguyên nhân thực tế có thể là do bệnh nhân bị viêm não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis. Đây cũng là vi khuẩn gây ra tình trạng viêm màng não và tủy sống từng thấy ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Loại vi khuẩn này có thể truyền qua các giọt bắn không khí hoặc dịch tiết từ người nhiễm bệnh dính trên đồ vật.
Bệnh để lại hậu quả nghiêm trọng sau nhiễm trùng. Tiến sĩ Salada cho biết khoảng 10% đến 20% nạn nhân gặp biến chứng như khiếm khuyết thần kinh, điếc, phải cắt bỏ tứ chi.
Tiến sĩ Reuben Wong, bác sĩ tiêu hóa tại Bệnh viện Gleneagles cho biết, thói quen sử dụng thức ăn thừa của người dân là một việc cần hết sức cẩn trọng.
Thịt gà dễ nhiễm khuẩn nên cần hết sức lưu ý khi sử dụng đồ thừa để lại, nếu không bảo quản đúng cách thì sẽ gây hại cho sức khỏe. Ảnh: Internet
"Nếu muốn sử dụng tiếp đồ ăn thừa, hãy đảm bảo đồ ăn không bị nhiễm khuẩn trong quá trình ăn uống trước đó và bảo quản để dùng sau này. Ví dụ, một miếng bánh sandwich ăn dở, bát súp uống dở dính nước bọt của ai đó có thể bị nhiễm vi sinh đường miệng, không nên sử dụng lại", tiến sĩ Reuben nói.
Ông cũng lưu ý thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa các thành phần từ sữa như pho mát, kem… đều dễ sinh vi khuẩn hơn. Theo nguyên tắc chung, thức ăn thừa không nhiễm khuẩn cần được bảo quản lạnh và tiêu thụ trong vòng 24 giờ.
Còn theo Mayo Clinic, tùy từng loại thực phẩm nhưng thức ăn thừa chỉ nên giữ trong tủ lạnh không quá 3-4 ngày.
Do đó, mặc dù thịt gà là món ăn ngon miệng, chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và rất quen thuộc trên mâm cơm Việt Nam nhưng mọi người cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Nếu không, món ngon cũng có thể trở thành “chất độc”, khiến cơ thể chịu ảnh hưởng không mong muốn.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng thịt gà
Để đảm bảo sử dụng thịt gà đúng cách, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không gây "phản tác dụng", chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Những người có chứng dị ứng, cao huyết áp, bị sẹo lồi, người đang bị bệnh thủy đậu thì không nên ăn thịt gà vì các thành phần trong thịt gà có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm.
- Những người bệnh cam và trúng gió cũng cần phải kiêng thịt gà vì chúng có tính nóng, dễ “động phong phát hỏa”.
- Không nên kết hợp thịt gà với tỏi và hành sống vì gà tính ngọt, ấm, trong khi tỏi tính nhiệt, hành tính hàn, nếu kết hợp với nhau sẽ “xung khắc” và khiến khí huyết bị tổn thương.
- Khi ăn kinh giới thì không dùng thịt gà vì vị cay của kinh giới lại có tác dụng hạ huyết ứ, nếu kết hợp với gà tính ấm sẽ khiến bạn mắc chứng đau đầu chóng mặt, u tai, toàn thân run rẩy, ngứa ngáy trong đầu, não.
- Thịt gà kiêng cá chép vì thịt gà tính cam ôn, cá chép tính cam hàn, nếu ăn sinh ra nhiều mụn nhọt.
- Thịt gà cũng kiêng thịt chó vì thịt chó cũng cam ôn đại nhiệt, nếu hai loại sử dụng chung thì cơ thể sẽ quá nhiệt, sinh ra đi kiết lỵ.
- Không ăn chung thịt gà và rau cải thì rau cải tính hàn, thịt gà tính ấm, có thể xuất hiện sự “giao tranh” giữa nóng và lạnh gây ra bệnh lỵ.
- Tuy rau răm có tác dụng rất tốt về tăng cường cơ bắp, thị lực nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến nam giới bị giảm ham muốn tình dục. Nếu như ăn chung rau răm và thịt gà thì chúng lại tạo nên chất có hại cho hệ tiêu hóa.
*Theo CNA