MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ xác lập kỷ lục mới 6 tỷ USD?

25-07-2016 - 16:22 PM | Doanh nghiệp

Trong năm 2015, hoạt động M&A tại Việt Nam đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD (được thiết lập từ năm 2012) với những thương vụ giữa các tập đoàn trong và ngoài nước. Dự báo làn sóng M&A thứ hai sẽ bứt phá với mốc kỷ lục mới là 6 tỷ USD.

Làn sóng M&A đang tăng tốc với dự báo giai đoạn 2016-2017 sẽ là thời điểm bùng nổ mạnh mẽ hoạt động này giữa các tập đoàn trong nước và tập đoàn nước ngoài.

Theo Nhóm nghiên cứu thuộc Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2015 đã trở lại mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD được thiết lập từ năm 2012.

Trong 7 tháng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã vượt mốc 3 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, nhiều thương vụ M&A tỷ USD đã xuất hiện. Dự báo giai đoạn 2016-2017 sẽ là thời điểm bùng nổ mạnh mẽ hoạt động này, có thể xác lập kỷ lục mới khi cán mốc 6 tỷ USD.

Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM, Trưởng nhóm nghiên cứu MAF cho rằng, yếu tố chính tác động tới hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian qua chính là làn sóng tiếp cận thị trường của các nước trong khu vực, tiêu biểu như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore. Bên cạnh đó, còn có sự sự phục hồi của thị trường bất động sản và các hiệp định thương mại tự do TPP và AEC.

Theo ông Christopher Kummer, Chủ tịch Viện Mua bán, Sáp nhập và Liên kết (IMAA) nhận định, Việt Nam là một trong số ít quốc gia vẫn còn bùng nổ hoạt động M&A trong khi thế giới đang có xu hướng chững lại. Đây chính là dấu hiệu cho thấy làn sóng M&A ở VN vẫn sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa.

Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu MAF cho thấy, M&A tại VN vẫn còn những hạn chế. Các thương vụ giữa các doanh nghiệp nội chiếm đa số, với trên 60%, chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa (khoảng 5 triệu USD). Ngược lại, các nhà đầu tư ngoại chiếm 30% nhưng có nhiều thương vụ quan trọng, quy mô lớn trong khoảng 30 - 100 triệu USD.

Trong đó, khối ngoại thực hiện các hoạt động M&A tại Việt Nam chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Thái Lan, Nhật Bản và đang có sự cạnh tranh khá gay gắt mảnh đất màu mỡ này.

Theo đại diện Reecorp, nguyên nhân là thị trường M&A Việt Nam đã có sự trưởng thành trong khi thị trường Thái, Nhật đang bão hòa.

Theo Thứ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư - Đặng Tiến Đông, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là nhà đầu tư Việt Nam hiện chưa mang thêm được những giá trị mới cho DN.

Còn với Thái Lan, các hoạt động mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi các sản phẩm của Thái Lan đã trở nên quen thuộc với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong khi dân số của Thái khoảng 50 triệu thì dân số của chúng ta 90 triệu, thị trường này của Thái cũng đã bão hòa. Trong khi đó, Thái khó có thể cạnh tranh với Singapore, Indonesia. Việt Nam sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư này.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đông vẫn tin tưởng với dòng vốn đang còn lớn ở thị trường Việt Nam, nếu hoạt động một cách bài bản, các DN Việt sẽ tham gia tích cực và hiệu quả hơn trong thị trường M&A.\

Theo Hồng Minh

CafeBiz/TTVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên